Ngoài các món ăn truyền thống thì việc sử dụng bột cỏ lúa mạch cho bé trong thực đơn hàng ngày để bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết đang là một xu hướng mới của bố mẹ Việt Nam.
Cỏ lúa mạch – Siêu thực phẩm dành cho trẻ nhỏ
Là một trong những siêu thực phẩm phổ biến ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, ngày nay cỏ lúa mạch cũng đang bắt đầu được nhiều bố mẹ Việt biết đến và đưa vào chế độ dinh dưỡng của con mình.
Lúa mạch, lúa mì cũng sinh trưởng, phát triển khá giống cây lúa nước của nước ta. Khi các cây này còn non như cây mạ thì được gọi là cỏ hay mầm. Phần lá của cỏ này được thu hoạch, tán khô để làm thành bột cỏ lúa mì, lúa mạch hay xay tươi để làm nước uống.
Hàm lượng dinh dưỡng trong cỏ lúa mạch có lợi cho trẻ như thế nào?
Hàm lượng dinh dưỡng của cỏ lúa mạch đã được ghi nhận từ khá lâu. Theo các chuyên gia, trong 100g cỏ lúa mì có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng 39 kcal
- Protein 3.3g
- Chất xơ 4.2g
- Natri 31mg
- Kali 320mg
- Canxi 29mg
- Magnesium 16 mg
- Sắt 4.2 mg
- Kẽm 0.3 mg
- Vitamin A 2540mg
- Tocopherol 1.2 mg
- Vitamin K 370 mg
- Vitamin B1 0,06mg
- Vitamin B2 0,15mg
- Niacin 0,4 mg
- Vitamin B6 0,06mg
- Axit folic 40mg
- Axit pantothenic 0.19mg
- Vitamin C 7mg
Sở dĩ cỏ lúa mạch khá được ưa chuộng vì nó có những thành phần dinh dưỡng khá giống rau nhưng hàm lượng cao hơn nhiều.
Hàm lượng sắt trong cỏ lúa mạch rất cao, 100gram cỏ chứa 4.2mg sắt, tương đương với một nửa lượng sắt trẻ cần mỗi ngày (Trẻ từ 1-3 tuổi cần 7mg sắt mỗi ngày, trẻ 4-8 tuổi cần 10mg sắt mỗi ngày) .
Từ thời kì ăn dặm trở đi bé cũng cần được tích cực bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt để phòng ngừa nguy cơ thiếu sắt. Cỏ lúa mạch là một trong những thực phẩm bổ sung thích hợp để tăng cường sắt cho bé nếu như bé không ăn được những thực phẩm giàu chất sắt và có nguy cơ thiếu sắt.
Thêm vào đó, cỏ lúa mạch còn chứa nhiều vitamin A – một vitamin thiếu yếu cho sự phát triển thị lực của trẻ mà năm nào trẻ cũng cần phải uống bổ sung 2 lần theo chương trình quốc gia.
Trẻ từ 1-3 tuổi cần 300mg vitamin A mỗi ngày, trẻ từ 4-8 tuổi cần 400mg mỗi ngày. 100gram cỏ lúa mạch chứa 2540mg vitamin A, như vậy chỉ cần 1 phần cỏ lúa mạch là đủ lượng vitamin A bé cần cho cả tuần.
Hàm lượng vitamin C của cỏ lúa mạch cũng khá cao. Vitamin C thường được xem là hữu hiệu trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. 100gram cỏ lúa mạch chứa 7gram vitamin C trong khi trẻ từ 1-3 tuổi chỉ cần khoảng 15 gram vitamin C mỗi ngày, trẻ 4-8 là 25mg. Như vậy chỉ với 100g cỏ lúa mạch bé đã có nạp đủ một nửa đến một phần ba lượng vitamin C mình cần mỗi ngày.
Là thực vật nên một ưu điểm nữa của cỏ lúa mạch là hàm lượng chất xơ. 100mg cỏ lúa mạch chứa 4.2 gram chất xơ. Mỗi ngày trẻ từ 1-3 tuổi chỉ cần khoảng 19 gram chất xơ mỗi ngày, trẻ 4-8 là 25mg. Với 100mg cỏ lúa mạch trẻ sẽ nhận được khoảng 1/5 số chất xơ mà mình cần.
Ngoài ra, cỏ lúa mạch còn chứa rất nhiều khoáng chất thiết yếu khác như kali, magie, natri, vitamin K, axit folic… Với hàm lượng các khoáng chất, vitamin cao, cỏ lúa mạch được xem là một nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất khá dễ dàng và đơn giản.
Đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cần một lượng lớn vitamin và khoáng chất mà khả năng ăn lại có hạn, cần những thực phẩm giàu dinh dưỡng, ăn lượng ít mà chất thì những trẻ kén ăn, ít ăn có thể bổ sung cỏ lúa mạch để đảm bảo bé nhận đủ vitamin C, vitamin A, chất xơ….mà cơ thể cần.
Trẻ mấy tuổi có thể ăn được cỏ lúa mạch
Hầu hết các chuyên gia đều khuyên rằng, cỏ lúa mạch chỉ nên sử dụng đối với trẻ đang trong tuổi chập chững. Tốt nhất là bố mẹ có thể cho bé dùng từ 2 tuổi trở lên.
Bố mẹ có thể chế biến những món ăn gì từ cỏ lúa mạch cho trẻ?
Cỏ lúa mạch là một thực phẩm ngoại nhập, hiện ở nước ta chỉ có dạng bột của loại cỏ này. Cỏ lúa mạch không có vị gì, chỉ có mùi thơm khá dễ chịu. Với dạng bột này, bố mẹ có thể dễ dàng làm các món sau cho bé:
1. Sử dụng bột cỏ lúa mạch để pha với đồ uống của trẻ
Pha với sữa, trộn với sữa chua hoặc trộn với nước hoa quả cho bé uống. Vì cỏ lúa mạch không có vị nên khi pha một mình các bé sẽ không thích, nhưng trộn với các loại nước uống có vị khác sẽ thêm mùi thơm khá hấp dẫn.
Bố mẹ có thể pha 1/4 hoặc 1/2 thìa cà phê bột cỏ lúa mạch với đồ uống của bé và tập cho bé thử uống dần dần để con thích nghi với vị của loại thức uống này.
2. Chế biến thành thạch như một món ăn vặt cho trẻ
Bố mẹ thêm bột cỏ lúa mạch vào trong quá trình pha nước thạch thì thạch sẽ có màu xanh và mùi thơm hấp dẫn. Các em bé rất thích ăn thạch nhưng bố mẹ nên làm thạch lỏng, mềm và cần chú ý khi bé ăn để tránh trường hợp con có thể bị hóc.
3. Làm bánh hoặc kem từ cỏ yến mạch cho bé
Bố mẹ có thể thêm một chút bột cỏ lúa mạch trong quá trình trộn bột, trộn nguyên liệu làm kem để kem có màu xanh mát dễ chịu và vị cỏ lúa mạch hấp dẫn hơn cho bé.
Theo Mầm nhỏ
Xem thêm bài liên quan:
Những món ăn dặm giàu dinh dưỡng từ quả bơ cho bé
Cách làm bánh flan thơm ngon lại đơn giản cho bé ăn dặm
Cho trẻ ăn gạo lứt có tốt không? 5 món ngon từ gạo lứt bé sẽ thích mê