Liệu có an toàn không nếu phải chụp X-quang khi mang thai? (101 thắc mắc của mẹ bầu)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 “Mình vừa đi chụp X-quang răng miêng cách đây không lâu. Sau đó mình mới biết là đã có bầu được 5 tuần. Giờ thì mình cảm thấy rất lo lắng là liệu em bé trong bụng có bị ảnh hưởng gì từ tia X-quang hay không?”. The Asianparent Việt Nam sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc này.

Chụp X-quang răng miệng cách rất xa tử cung. Mẹ bầu không cần quá lo lắng về chuyện liệu tia X-quang có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Ngoài ra, bất kì quá trình chụp X-quang nào đối với mẹ bầu, các bác sĩ cũng sẽ sử dụng thiết bị bảo vệ vùng bụng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi.

Tuy nhiên, việc xem xét chụp X-quang khi mang thai có gây ra nguy hại cho em bé trong bụng mẹ hay không còn phải dựa vào các yếu tố sau:

Mức độ tia X-quang mà mẹ bầu tiếp xúc 

Theo các bác sĩ khoa nhi, tia X-quang chỉ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu liều xạ đó nằm ở khoảng từ 50-250 rad. Khoa học đã chứng minh rằng, với tia X-quang từ 10 rad trở xuống thì không hề ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng mẹ. Trên thực tế hiện nay, các loại máy chụp X-quang hiện đại hầu hết chỉ có lượng tia X-quang ở mức từ 5 rad trở xuống mà thôi. 

Chụp X-quang khi mang thai

Chính vì vậy, hầu hết các bác sĩ đều cho rằng việc chụp X-quang có một độ an toàn nhất định đối với các mẹ bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời gian chụp X-quang khi mang thai (độ tuổi của thai nhi)

Tia X-quang chỉ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi vào một vài thời điểm nhất định (bất kể đó là tia X-quang ở mức độ nào đi chăng nữa). Phần lớn các tia bức xạ này sẽ tác động tới em bé trong bụng mẹ nhiều nhất là ở giai đoạn tháng thứ 3-4 của thai kỳ. Vào thời điểm này, hệ thần kinh trung ương của bé có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tổn thương não bộ nếu mẹ tiếp xúc với tia phóng xạ lên tới 50 rad.

Ảnh: Chụp X-quang khi mang thai

Thực hiện chụp X-quang khi mang thai ở vùng nào của cơ thể

Nếu phần được chụp X-quang ở gần tử cung thì cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mẹ bầu bị tiếp xúc với tia X-quang, đặc biệt là khi chụp chiếu ở vùng bụng và xương chậu. Trong một vài trường hợp, nếu bộ phận chụp X-quang tiếp xúc với tia bức xạ trên 10 rad, điều này sẽ gây ra nguy hiểm nhất định đối với thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vậy mẹ bầu cần lưu ý gì về việc chụp X-quang khi mang thai?

Chụp X-quang khi mang thai

Mặc dù quá trình chụp X-quang không phải là điều quá nguy hiểm nhưng các bác sĩ vẫn hạn chế không để mẹ bầu phải chụp X-quang khi mang thai và chỉ thực hiện khi không còn lựa chọn nào khác mà thôi.

Nếu phải chụp X-quang khi mang thai, mẹ bầu nhớ lưu ý những điều sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thông báo với kĩ thuật viên và bác sĩ về việc mình có bầu trước khi chụp X-quang.
  • Tư vấn với bác sĩ để tìm ra cách chuẩn đoán bệnh thay thế cho chụp X-quang. 
  • Lựa chọn phòng khám, bệnh viện có hệ thống máy chụp X-quang hiện đại. Cần đảm bảo rằng kĩ thuật viên là người có hiểu biết và trình độ.
  • Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của kĩ thuật viên trong quá trình chụp phim để tránh gây ra những sai lầm đáng tiếc.      

Trên thực tế, chụp X-quang khi mang thai có một mức độ nguy hiểm nhất định. Tuy vậy nếu mẹ bầu cần thiết phải chụp X-quang thì cũng không nên quá lo lắng bởi tỉ lệ nguy cơ xảy ra với thai nhi là vô cùng thấp. Chỉ cần lưu ý những điều đã nói trên thì mẹ bầu hoàn toàn có thể an tâm về vấn đề này rồi. 

Theo The Asianparent Thái Lan

Nguồn ảnh: Health 

healthmanagement 

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương