Chửa trứng thử que có lên 2 vạch không? Theo bác sĩ khi mang thai trứng, phụ nữ thử que thử thai vẫn hiện lên 2 vạch và có các dấu hiệu mang thai như bình thường. Tuy nhiên, chửa trứng là tình trạng thai nghén bất thường cần được phát hiện và xử lý kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm cho người mẹ.
- Làm thế nào chị em biết được mình bị chửa trứng?
- Chửa trứng thử que có lên 2 vạch không
- Chửa trứng có biểu hiện mang thai không?
- Chị em nên làm gì để đảm bảo an toàn sức khỏe?
Làm thế nào chị em biết được mình bị chửa trứng?
Chửa trứng là một tình trạng bệnh lý bắt nguồn từ thai nghén. Một số trường hợp chửa trứng lành tính có thể dẫn đến chửa trứng ác tính, hay nặng hơn là biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi.
Ngoài việc phát hiện bằng siêu âm, bạn có thể nhận biết tình trạng chửa trứng thông qua các dấu hiệu như sau:
- Trễ kinh
- Rong huyết: Đây là triệu chứng mang thai trứng phổ biến nhất ở bệnh nhân chửa trứng, xuất hiện sau khi trễ kinh vài tuần. Máu ra ở âm đạo có thể ít hoặc nhiều; thường có màu sẫm đen, đôi khi màu đỏ tươi; máu loãng và chảy kéo dài.
- Nghén nặng: bệnh nhân buồn nôn và nôn nhiều, người mệt mỏi, đôi khi có phù, có protein niệu và có thể tăng huyết áp. Bệnh nhân có thể được chẩn đoán nhầm là dọa sẩy trong giai đoạn đầu của bệnh.
- Tử cung lớn so với tuổi thai: gặp ở ½ người bệnh. Cũng có thể tử cung nhỏ hơn tuổi thai do sự thoái triển của thai trứng.
- Không nghe tim thai: khi khám thai ở giữa thai kỳ, không sờ thấy các phần thai, tim thai không nghe thấy.
- Thiếu máu: Hơn một nửa bệnh nhân chửa trứng toàn phần có tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Có thể kèm với tiền sản giật (27%).
- Cường giáp: lo lắng, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, run tay,… (7%).
Bạn có thể chưa biết:
Chửa trứng có nguy hiểm không? Nếu không được xử lý kịp thời, chửa trứng sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai gây băng huyết nặng hoặc thủng tử cung, thậm chí ác tính là ung thư nhau thai và khi đã thành ung thư nhau thai, bệnh sẽ phát triển nhanh, lan rộng, di căn xa đến các bộ phận khác của cơ thể như gan, phổi, não… gây hậu quả khó lường làm cho việc điều trị khó khăn hơn.
Chửa trứng thử que có lên 2 vạch không?
Theo các chuyên gia sản khoa, chửa trứng vẫn có thể khiến que thử thai xuất hiện 2 vạch. Chính điều này khiến cho một số phụ nữ cứ nghĩ là mình đang mang thai mà quên đi các dấu hiệu bất thường khác của cơ thể.
Que thử thai hoạt động dựa trên nồng độ hCG có trong nước tiểu phụ nữ. Trong chửa trứng, nồng độ hCG thường tăng rất cao, có thể trên 30.000 mUI/ml.
Do đó que thử thai sẽ hoạt động nhanh chóng và cho ra kết quả như khi chị em mang thai thật sự.
Nếu thực hiện xét nghiệm máu và thấy chỉ số hCG cao bất thường, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, chỉ định thêm các xét nghiệm và phương pháp thăm dò để xác định cụ thể tình trạng chửa trứng mà bạn đang mắc phải.
Chửa trứng có biểu hiện mang thai không?
Do nồng độ hCG ở những chị em bị chửa trứng vẫn tăng cao nên người bị chửa trứng cũng có biểu hiện mang thai giống như những trường hợp mang thai bình thường khác.
Trước hết là tắt kinh, sau đó là nghén. Tuy nhiên, người chửa trứng thường nghén rất nặng, nôn nhiều, ăn vào lại nôn, nôn ra mật xanh, mật vàng, người gầy sút.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ bị u nang buồng trứng khi mang thai liệu có thể sinh con an toàn?
3 cách điều trị thai trứng và thời điểm mẹ có thể mang thai trở lại
Một số trường hợp còn bị phù và tăng huyết áp. Bên cạnh nghén nặng, thai phụ còn bị ra máu âm đạo (hay xảy ra từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 16 của thai kỳ), máu đen hoặc đỏ, dai dẳng, ít một, có thể tự cầm trong một thời gian ngắn.
Do mất máu nên thai phụ mệt mỏi, xanh xao, niêm mạc nhợt, hay bị hoa mắt chóng mặt.
Chị em nên làm gì để đảm bảo an toàn sức khỏe?
Cách an toàn và nhanh nhất để phát hiện chửa trứng là đi khám thai định kì theo khuyến cáo và khi có bất kì triệu chứng bất thường nào. Chị em nên đến cơ sở y tế tin cậy gặp bác sĩ để thăm khám và là các các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tránh tai biến đáng tiếc xảy ra.
Điều trị chửa trứng như thế nào? Có 2 nhóm biện pháp phát hiện chửa trứng: Chẩn đoán hình ảnh và Xét nghiệm. Sau đó bạn sẽ được tiến hành nong nạo hoặc hút trứng càng sớm càng tốt.
Sau nạo trứng, bệnh nhân cần được theo dõi tiếp chỉ số Beta-HCG 1 tuần 1 lần cho đến khi chỉ số này trở về bình thường. Sau khi trở về bình thường – trong 2 năm tiếp theo cần theo dõi tiêp chỉ số này để đảm bảo thai trứng đã được loại bỏ hoàn toàn.
Đồng thời trong thời gian này, bạn cần có biện pháp ngừa thai phù hợp để đảm bảo sức khỏe, sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo.
Xem thêm:
-
Những điều cần biết về chửa trứng – Các biến chứng cực nguy hiểm mẹ cần đề phòng
- Chửa trứng có tim thai không? Giải đáp 5 câu hỏi thường gặp về hiện tượng chửa trứng
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!