Chửa trứng có nguy hiểm không? Mẹ từng chửa trứng có thể mang thai và sinh con an toàn không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chửa trứng có nguy hiểm không? Đa số các ca chửa trứng là lành tính nhưng nếu không theo dõi và điều trị đúng thì những hệ luỵ của nó là khó lường. Chị em nên nắm ngay các dấu hiệu chửa trứng để thăm khám, điều trị sớm khi thấy cơ thể có những bất thường.

Chửa trứng là gì?

Trước khi tìm hiểu chửa trứng có nguy hiểm không, hãy cùng tìm hiểu tình trạng này là gì và nguyên nhân do đâu nhé!

Chửa trứng là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó 1 phần hoặc toàn bộ bánh rau bị thoái hóa. Sau đó tạo thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính chùm vào nhau như trứng ếch. Tình trạng chửa trứng được phân thành 2 loại:

  • Chửa trứng hoàn toàn: Toàn bộ các gai rau đều thoái hóa thành các bọc trứng, không có tổ chức thai nhi.
  • Chửa trứng bán phần: Ngoài những bọc trứng còn có các mô rau thai bình, thường hoặc có cả phôi, thai nhi (thường bị teo hoặc chết).

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ chửa trứng cao

Nguyên nhân gây ra tình trạng chửa trứng

Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng chửa trứng. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học cho thấy chửa trứng có thể do sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh, dẫn tới những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể.

Ngoài ra, nguyên nhân chửa trứng còn liên quan đến một số vấn đề như: mang thai khi trên 40 tuổi/dưới 20 tuổi; có thai nhiều lần; dạ con bất thường ở dạ con; người thiếu chất dinh dưỡng như đạm, acid folic vitamin A…

Dấu hiệu nhận biết chửa trứng

  • Mất kinh, ngực căng, nghén nặng hơn bình thường.
  • Ra máu âm đạo: Máu thường ra sớm trong khoảng tháng thứ 2 – thứ 4, máu đen hoặc đỏ, ra từng ít một và nhiều hơn vào ban đêm, dai dẳng nhiều ngày.
  • Tử cung to nhanh hơn tuổi thai (trừ trường hợp chửa trứng thoái triển). Không nắn thấy các phần thai nhi và không nghe thấy tim thai.
  • Có thể có phù, huyết áp cao, protein niệu.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu máu
  • Thử hCG tăng cao.
  • Dấu hiệu tiền sản giật (10%).
  • Dấu hiệu cường giáp (10 %).
  • Estrogen nước tiểu thấp hơn so với thai thường
  • Lượng HPL thấp hơn 10-100 lần so với thai thường
  • Siêu âm không thấy tim thai, túi ối, âm vang thai. Chỉ thấy hình ảnh lốm đốm nếu là chửa trứng toàn phần; thấy hình ảnh túi ối/bào thai đi kèm trong chửa trứng bán phần.

Chửa trứng khiến chị em mệt mỏi và nôn nghén nghiêm trọng

Giải đáp thắc mắc chửa trứng có nguy hiểm không

Chửa trứng có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như sẩy thai trứng, gây băng huyết nặng hoặc thủng tử cung. Vì thai trứng ăn sâu vào lớp cơ tử cung.

Khi có dấu hiệu chửa trứng chị em nên đến ngay bệnh viện thăm khám

Đặc biệt, khoảng 10 – 30% ca chửa trứng có thể gây ung thư tế bào nuôi. Căn bệnh ung thư này thường xâm lấn sâu vào lớp cơ tử cung, gây hoại tử chảy máu và di căn xa đến gan, phổi, não. Khiến việc điều trị rất khó khăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách điều trị tình trạng chửa trứng

Chửa trứng có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nên chị em băn khoăn điều trị tình trạng này như thế nào và có khả năng có con nữa không.

Theo các bác sĩ, với những người có nhu cầu sinh con về sau, bác sĩ sẽ nạo sạch “trứng”. Những người trên 40 tuổi hoặc không muốn sinh thêm con, bác sĩ có thể nạo trứng rồi cắt tử cung dự phòng hoặc cắt cả khối mà không nạo. Vì tỷ lệ biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi cao.

Bác sĩ thực hiện cắt tử cung để tránh biến chứng ung thư nguy hiểm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi chữa thai trứng, bệnh nhân cần xét nghiệm máu, nước tiểu 2 tuần/lần, đến khi lượng hCG trở về bình thường. Tiếp theo bác sĩ sẽ thử nước tiểu 4 tuần/lần. Thời gian theo dõi là 6 tháng. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành siêu âm nếu thấy cần thiết.

Trường hợp chửa trứng ác tính có nhân di căn, bác sĩ sẽ tiến hành cắt tử cung hoàn toàn, lấy nhân di căn và điều trị hóa chất. Trong trường hợp bệnh nhân mong muốn có con, di căn âm đạo ít thì có thể nạo trứng, lấy nhân di căn và điều trị hoá chất giữ lại tử cung. Bác sĩ sẽ theo dõi sát sao, nếu kết quả không khả quan sẽ phải mổ cắt tử cung hoàn toàn, kết hợp điều trị hóa chất.

Sau khi điều trị chửa trứng, chị em cần đi khám lại, thử máu và nước tiểu định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Với những ai có nguyện vọng sinh con thì cần có biện pháp tránh thai và có thai sau 2 năm.

Kết luận

Bài viết này vừa chia sẻ đến chị em “chửa trứng có nguy hiểm không”. Nếu phát hiện mình có dấu hiệu chửa trứng, chị em hãy đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen