Chửa trứng là gì? Chửa trứng ác tính - những điều bạn không nên bỏ qua

Có khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh sẽ khỏi sau khi cắt hoặc nạo dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ; 10 - 15% là loại xâm nhập gây chảy máu và các phiền phức khác và khoảng 2 - 3% chửa trứng trở thành ung thư nhau thai, phát triển nhanh và di căn đến các bộ phận khác. Theo thống kê, phụ nữ trên 40 tuổi và dưới 20 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với các nhóm tuổi khác. Mang thai trứng có nguy hiểm không? Bệnh thai trứng không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất máu, suy dinh dưỡng, băng huyết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chửa trứng là gì? Chửa trứng (thai trứng) là hiện tượng nhau thai sinh sản quá mức. Chửa trứng ác tính có thể biến chứng thành ung thư nhau thai và di căn lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể. Hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cũng như các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp chị em tránh được những hậu quả nghiêm trọng.

  • Thế nào là chửa trứng ác tính? Chửa trứng là gì?
  • Nguyên nhân dẫn đến chửa trứng là gì?
  • Dấu hiệu nhận biết chửa trứng ác tính, chửa chứng là gì?
  • Phòng tránh thai trứng ác tính như thế nào?

Thế nào là chửa trứng ác tính? Chửa trứng là gì?

Mang thai trứng là gì? Chửa trứng (thai trứng) là hiện tượng nhau thai sinh sản quá mức. Thông thường, nhau thai sẽ có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai trong thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên khi bị chửa trứng, nhau thai sẽ phát triển thành những túi dịch dính với nhau thành khối trông giống như chùm nho một cách không kiểm soát. Chúng chiếm toàn bộ diện tích của tử cung và lấn át sự phát triển của bào thai.

Dựa theo tính chất, chửa trứng được chia thành 2 loại:

  • Lành tính: Lớp hợp bào không bị phá vỡ, lớp đơn bào không ăn vào cơ tử cung.
  • Ác tính (chửa trứng xâm nhập): Còn được gọi là ung thư tế bào nuôi. Là khi mô thai trứng xâm chiếm ra ngoài, tràn vào niêm mạc tử cung, ăn sâu vào lớp cơ tử cung. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể ăn thủng lớp cơ tử cung gây chảy máu, xâm lấn ra các tạng xung quanh tử cung trong tiểu khu và ổ bụng. Thậm chí chúng còn di căn xa như đến phổi, âm đạo, não,... tạo nên các khối u ác tính. 

Có khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh sẽ khỏi sau khi cắt hoặc nạo dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ; 10 - 15% là loại xâm nhập gây chảy máu và các phiền phức khác và khoảng 2 - 3% chửa trứng trở thành ung thư nhau thai, phát triển nhanh và di căn đến các bộ phận khác. Theo thống kê, phụ nữ trên 40 tuổi và dưới 20 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với các nhóm tuổi khác.

Mang thai trứng có nguy hiểm không? Bệnh thai trứng không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất máu, suy dinh dưỡng, băng huyết.

Xem thêm

Đọ độ dũng cảm của 12 cung hoàng đạo lúc đối diện với người tình trong mơ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khám phá tử vi cho bé dựa theo 12 cung hoàng đạo

Nguyên nhân dẫn đến chửa trứng là gì?

Đến nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến chửa trứng vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Dù vậy, đã có nhiều bằng chứng chỉ ra là do quá trình thụ tinh xảy ra những bất thường của noãn và tinh trùng, dẫn đến sự bất thường của bộ nhiễm sắc thể.

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chửa trứng xâm lấn, ác tính như:

Yếu tố thuận lợi của chửa trứng

  • Mang thai nhiều lần.
  • Thai phụ dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi.
  • Có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu chất.
  • Mẹ bầu có sự bất thường ở tử cung như ung thư, sẹo tử cung, khối u,...

Yếu tố tăng nguy cơ làm chửa trứng lành tính trở thành ác tính

  • Có khối u lớn ở tử cung.
  • Nồng độ beta-hCG quá cao.
  • Có biểu hiện của tiền sản giật: Protein niệu, tăng huyết áp,...
  • Nang buồng trứng lớn hơn 6cm trong lúc mang thai.
  • Tuyến giáp to hoặc có dấu hiệu cường giáp.
  • Nghén nặng khi mang thai.
  • Thiếu máu nặng, chảy máu nhiều.

Dấu hiệu nhận biết chửa trứng ác tính, chửa chứng là gì?

Triệu chứng biểu hiện đang có thai

  • Xét nghiệm nồng độ beta-HCG tăng cao.
  • Nghén rất nặng, nôn nhiều, ăn vào lại nôn, người gầy sút.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 - mẹ bầu có cần lo lắng?

Những nguyên nhân khó mang thai không phải ai cũng biết

Thai bất thường

  • Không nhận thấy thai máy.
  • Khi khám thai: Không sờ được thai, không nhận thấy tim thai.
  • Siêu âm: Hình ảnh lỗ chỗ như tổ ong hoặc chỉ có một phần bánh rau là bình thường, không thấy phôi thai.
  • Tử cung to bất tương xứng so với tuổi thai. Một số trường hợp chửa trứng, thai phụ 2 - 3 tháng mà tử cung đã to như người có thai 5 - 6 tháng bình thường.
  • Nồng độ beta-hCG rất cao, có thể lên đến 100.000mUI/ml.
  • Ra máu âm đạo: Thường xảy ra vào tuần thứ 6 - 16 của thai kỳ. Máu có màu đen hoặc đỏ, ra từng ít một nhưng dai dẳng, có thể tự cầm trong một thời gian ngắn. Việc mất máu nhiều khiến thai phụ xanh xao, mệt mỏi, hay bị hoa mắt, chóng mặt,..

Một số dấu hiệu khác của chửa trứng ác tính

  • Cường giáp: Tăng hormon giáp, tuyến giáp to, run tay, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, giảm cân,...
  • Biểu hiện xâm lấn và di căn: Tử cung có khối, thủng, tạo nên các di căn âm đạo, di căn não, phổi,... gây triệu chứng ở các cơ quan này.
  • Tiền sản giật: Phù, protein niệu, tăng huyết áp thai kỳ.
  • Âm đạo ra dịch vàng, có các vật bất thường, đau bụng dưới, chảy dịch đầu vú, bụng dưới to như có thai,...

Chửa trứng ác tính và hệ quả

Chửa trứng ác tính là hiện tượng nhau thai sinh sản quá mức, phát triển thành các túi dịch, chèn ép sự phát triển của bào thai. Chửa trứng ác tính thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi, người mang thai nhiều lần, những người có mức sống thấp, gặp bất thường ở dạ con và chế độ dinh dưỡng trong thai kì bị thiếu hụt.

Nếu biết mắc phải chửa trứng ác tính cần phải đến khám và điều trị gấp do có thể gây ra nhiều hệ quả bất lợi cho cơ thể như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sảy thai trứng, gây băng huyết nghiêm trọng

Thủng tử cung do trứng ác tính ăn sâu vào lớp tử cung

Dễ dẫn đến ung thư tế bào nuôi, gây di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và khó điều trị

Khi có nghi ngờ mắc chửa trứng ác tính cần làm xét nghiệm cẩn thận do dễ nhầm với các bệnh khác như u xơ tử cung, thai chết lưu hoặc thai ngoài tử cung.

Phòng tránh thai trứng ác tính như thế nào?

Để có thể dự phòng tình trạng chửa trứng, chị em cần lưu ý một số sau đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Khám và theo dõi sát trong suốt quá trình thai kỳ để có thể sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường và điều trị kịp lúc.
  • Không nên mang thai khi còn quá trẻ hoặc đã ngoài 40, không mang thai nhiều lần hay nạo phá thai nhiều lần.
  • Điều trị tốt các bệnh phụ khoa, khối u ở tử cung trước khi mang thai.
  • chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đầy đủ trong thai kỳ.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, tránh tiếp xúc các tia xạ,..

Chửa trứng ác tính là bệnh lý gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe nữ giới. Do đó, việc nắm được các dấu hiệu cũng như cách phòng tránh để sớm phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng, hạn chế tối đa tình trạng di căn mới điều trị, được tiên lượng rất xấu. Chúc chị em luôn có sức khỏe tốt và một thai kỳ an toàn!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy