Thực hư việc chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi - Liệu có an toàn và hiệu quả?

Do hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt nên bất kỳ một sự thay đổi nào cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy. Chẳng hạn khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức. Hay một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn dặm.

Chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi có an toàn không? Từ xưa đến nay, ổi vẫn luôn được coi là “thần dược” trong điều trị tiêu chảy. Không chỉ an toàn, hiệu quả với người lớn mà nó còn rất tốt cho trẻ sơ sinh. Vậy ý kiến chuyên gia về phương pháp này ra sao? Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
  • Nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
  • Thực hư việc chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi?
  • Kinh nghiệm cho bé ăn uống khi bị tiêu chảy

Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Nếu bé sơ sinh đi ngoài nhiều lần với các biểu hiện sau đây thì khả năng cao là bé đang bị tiêu chảy:

  • Số lần đi ngoài nhiều lần hơn so với bình thường của bé.
  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là bé đihân lỏng, tóe nước
  • Phân của trẻ có bọt.
  • Thay đổi màu sắc so với bình thường
  • Có nhầy hoặc máu lẫn trong phân
  • Có mùi thối

Mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Có 3 nguyên nhân chính làm cho trẻ sơ sinh bị đi ngoài tiêu chảy:

Nhiễm trùng đường ruột

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là virus Rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.

Không dung nạp lactose

Lactose là một loại enzym cần thiết để tiêu hóa Lactose, khiến cho hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột, gây nên các vấn đề về đường ruột trong đó làm cho bé bị tiêu chảy.

Rối loạn tiêu hóa

Do hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt nên bất kỳ một sự thay đổi nào cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy. Chẳng hạn khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức. Hay một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn dặm.

Ngoài ra, vào mùa hè nắng nóng, liên quan đến thức ăn dễ bị ôi thiu. Đặc biệt là trẻ đi chơi xa mà các chuyên gia y tế thường gọi đó là tiêu chảy du lịch do thay đổi sinh hoạt ở thành phố và nông thôn.
Nhiều gia đình sau chuyến du lịch về con bị ốm, tiêu chảy. Điều này cũng hoàn toàn bình thường. Vì thay đổi thời tiết, chế độ ăn đặc biệt là những trẻ được bố mẹ đưa du lịch về những vùng điều kiện sinh hoạt kém rất dễ mắc tiêu chảy.

Thực hư việc chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi?

Theo các bác sĩ, tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có nhiều biến chứng. Điều này rất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo khi bé bị tiêu chảy, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được tư vấn cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tốt nhất.

Bởi có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ bị tiêu chảy. Nếu điều trị không đúng cách sẽ khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.

Chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi có an toàn?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Linh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec:

“Trong búp và lá ổi xanh chứa một lượng không nhỏ chất tanin, có tác dụng làm săn niêm mạc ruột. Có thể khiến tình trạng đi ngoài phân lỏng ngưng lại ngay tức khắc. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng của bệnh thuyên giảm chỉ là giả tạo.

Bởi lẽ, cơ chế gây bệnh của bệnh đi ngoài, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm xâm nhập vào đường ruột.

Khi sử dụng lá, búp ổi, các tác nhân này, cùng chất thải không đi ra ngoài mà vẫn còn tồn đọng, tích tụ trong ruột. Khiến tình trạng bệnh trở nên nặng và kéo dài hơn”.

Mẹ đã biết chưa?

Như vậy, với những trường hợp mẹ tự ý cho con uống búp ổi, nước ép cà rốt để chữa đi ngoài theo kinh nghiệm dân gian, bác sĩ cho rằng đây là hành động tự “giết” con.

Kinh nghiệm cho bé ăn uống khi bị tiêu chảy

Khi bé bị đi ngoài, mẹ cần hết sức chú ý cho bé ăn uống đúng cách:

  • Khi bé bị tiêu chảy, cha mẹ phải ưu tiên trước nhất là bù nước (oresol) để tránh rối loạn điện giải, rất quan trọng với bệnh nhân tiêu chảy. Lưu ý khi pha Oreson, mẹ phải đảm bảo pha đúng 1 gói 1 lít nước đun sôi để nguội. Đồng thời trước khi cho bé uống, mẹ nhớ lắc đều và cho bé uống hết trong vòng 24 giờ. Quá thời gian trên nếu còn thừa, mẹ phải đổ đi.
  • Trong trường hợp bù điện giải mà trẻ vẫn tiêu chảy và kèm nôn cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Cha mẹ cần chú ý nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời
  • Kháng sinh nên có chỉ định của bác sỹ. Chế độ ăn lỏng và ít hơn ngày thường.
  • Vệ sinh thân thể  bé và môi trường sạch sẽ.
  • Cho con tiêm chủng các loại vắcxin theo quy định, đặc biệt là loại vắcxin phòng ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh