Phụ nữ đang cho con bú uống Panadol được không?

Nếu mẹ cảm thấy không yên tâm với loại thuốc mình đang dùng và cảm thấy con bị dị ứng với thành phần của thuốc, tốt nhất, mẹ tạm thời cho bé uống sữa công thức trong thời gian này. Chờ đến khi lượng thuốc trong cơ thể mẹ được đào thải hết hãy cho bé bú lại bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho con bú uống Panadol được không? Nếu mẹ chỉ sử dụng thuốc ở một liều lượng nhất định theo ý kiến bác sĩ thì sự ảnh hưởng này không đáng kể. 

Nội dung bài viết:

  • Panadol là thuốc gì?
  • Phụ nữ đang cho con bú uống Panadol được không?
  • Những lưu ý khi uống thuốc trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ

Panadol là thuốc gì?

Panadol là một loại thuốc khá thông dụng mà hầu như trong tủ thuốc nhà nào cũng có, dùng để điều trị các triệu chứng đau đầu, cảm sốt nhẹ, giảm các cơn đau như đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ thể...

Với những người bình thường, việc dùng Panadol rất đơn giản nhưng với mẹ đang cho con bú, dù là loại thuốc thông dụng mẹ cũng nên dùng tùy ý sử dụng mà cần tìm hiểu kỹ thời kỳ cho con bú có uống Panadol được không, có ảnh hưởng hay cần lưu ý gì không. Bởi bất kỳ loại thức ăn, thuốc uống nào được đưa vào cơ thể mẹ đều ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng chính của con là sữa mẹ.

Panadol là thuốc phổ biến trong gia đình (Ảnh: istockphoto)

Sau khi sinh con, phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều cơn đau nhức, nhất là khi áp dụng phương pháp sinh mổ. Đồng thời, lúc này, sức đề kháng của mẹ tương đối yếu nên dễ cảm sốt. Panadol được xem là loại thuốc phù hợp để điều trị các triệu chứng này.

Bài viết liên quan:

Uống kháng sinh khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ đang cho con bú có uống Panadol được không?

Theo Dược sĩ Võ Trương Diễm Phương - Khoa Dược của bệnh viện Từ Dũ trả lời cho câu hỏi uống paracetamol khi cho con bú được không, thì Panadol có thành phần hoạt chất là Paracetamol, theo phân loại mức độ nguy cơ của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, thì Paracetamol được xếp vào mức B. Điều đó có nghĩa là các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai. Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ mang thai.

Còn theo Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Bác sĩ Sản khoa - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long thì một số loại thuốc Panadol có thêm thành phần caffein, nên thuốc chỉ ảnh hưởng đến thai khi uống nhiều và lạm dụng các loại thuốc trong lúc mang thai.

Panadol có dùng cho phụ nữ cho con bú? Thực sự thì uống panadol extra khi cho con bú chỉ giảm đau tạm thời mà không điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Nếu sau khi dùng thuốc mà tình trạng bệnh không giảm, bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị phù hợp.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vực y tế, phụ nữ có thai và cho con bú dùng Panadol ở liều dùng được khuyến nghị không gây ra các tác dụng phụ ở mẹ và bé. Tuy nhiên, trong 1 số loại thuốc Panadol có chứa thành phần caffein – chất được khuyến cáo có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh trẻ em cũng như kích thích tim mẹ đập nhanh hơn. Vậy đang cho con bú có uống được paracetamol không? Nếu mẹ chỉ sử dụng thuốc ở một liều lượng nhất định theo ý kiến bác sĩ thì sự ảnh hưởng này không đáng kể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Như vậy, với câu hỏi phụ nữ cho con bú uống Panadol được không, các mẹ có thể sử dụng thuốc để giảm bớt các đau đầu hay cảm cúm nhưng không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà cần có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, tránh gây ra những tác dụng phụ.

Ngoài ra, trong trường hợp mẹ gặp phải các triệu chứng: sốt, ho, đau họng thì nên vắt sữa cho con bú thay vì cho bú trực tiếp để đảm bảo cho cả mẹ và con.

Mẹ có thể uống panadol khi cho con bú được không? (Ảnh: istockphoto)

Panadol extra có dùng cho phụ nữ cho con bú không?

Panadol extra là thuốc gồm 2 thành phần là paracetamol 500mg và cafein 65mg. Cafein có thể hấp thu vào sữa mẹ, thông thường nồng độ cafein trong sữa mẹ đạt đỉnh sau 1 - 2 giờ uống thuốc có thành phần cafein. Tuy nhiên các nghiên cứu diễn ra trên nhiều phụ nữ cho con bú ở liều dùng khuyến nghị cho thấy không xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào đối với mẹ cho con bú cũng như trẻ bú mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu không may bị cảm cúm, đau đầu mà đang trong thời kỳ cho con bú, người mẹ có thể uống panadol để giảm bớt triệu chứng, nhưng tốt nhất là sử dụng biệt dược chỉ chứa paracetamol (không có thành phần caffein). Tuy nhiên, loại thuốc và liều lượng mà các mẹ uống cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết liên quan:

Những lưu ý khi uống thuốc trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ

Không riêng gì Panadol, trong thời gian cho con bú, nếu mẹ dùng bất kỳ loại thuốc nào theo chỉ định của bác sĩ cũng cần lưu ý những điều sau:

Chú ý đến con nhiều hơn

Mẹ nên thường xuyên theo dõi biểu hiện, tình trạng sức khỏe của bé trong quá trình mẹ sử dụng thuốc. Khi phát hiện bé có những biểu hiện bất thường như quấy khóc, tiêu chảy, bỏ bú... mẹ tạm thời ngưng cho bé bú và nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần theo dõi màu của sữa mẹ trong quá trình sử dụng thuốc. Cũng sẽ có trường hợp màu của sữa mẹ phụ thuộc vào thực phẩm mẹ ăn. Cách tốt nhất là khi thấy sữa có màu lạ, mẹ ngừng thuốc và liên hệ bác sĩ để kiểm tra và được tư vấn.

Nên uống thuốc sau khi cho con bú

Mẹ nên cho con bú trước khi mẹ uống thuốc, đây là thời điểm tốt nhất giúp hạn chế các ảnh hưởng của thuốc đến bé. Nếu mẹ phải dùng thuốc và không thể cho con bú, hãy hút sữa ra ngoài để tránh tắc sữa, mất sữa.

Nếu mẹ cảm thấy không yên tâm với loại thuốc mình đang dùng và cảm thấy con bị dị ứng với thành phần của thuốc, tốt nhất, mẹ tạm thời cho bé uống sữa công thức trong thời gian này. Chờ đến khi lượng thuốc trong cơ thể mẹ được đào thải hết hãy cho bé bú lại bình thường.

Trẻ nào sẽ dễ gặp nguy hiểm khi mẹ uống thuốc?

Việc tiếp xúc với thuốc trong sữa mẹ đối với trẻ sinh non, trẻ sơ sinh và trẻ không ổn định về mặt y tế hoặc chức năng thận hoạt động kém sẽ có nguy cơ cao nhất.

Nguy cơ sẽ thấp nhất nếu trẻ trên 6 tháng có sức khỏe tốt, những trẻ có thể loại bỏ thuốc qua cơ thể một cách hiệu quả.

Khoảng 1 năm sau sinh, lượng sữa cơ thể mẹ tạo ra sẽ tương đối ít hơn nên đồng thời giảm lượng thuốc chuyển vào sữa mẹ. Bên cạnh đó, trong vòng 2 ngày sau sinh, các loại thuốc mẹ uống sẽ có khả năng chuyển sang cho bé sơ sinh khá ít vì lúc này sữa mẹ tiết ra rất ít.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên thận trọng với mọi loại thuốc khi cho con bú (Ảnh: istockphoto)

Có cần vắt bỏ sữa hay ngừng cho con bú khi uống thuốc?

1 số loại thuốc chứa thành phần có hại có thể truyền sang sữa mẹ. Mẹ có thể được khuyên vắt sữa và bỏ đi để làm trống bầu ngực, việc này sẽ giúp mẹ duy trì nguồn sữa khi cho con bú trở lại. Tốt nhất mẹ nên hỏi nhà cung cấp xem phương pháp này liệu có an toàn cho bé hay không. Nếu được khuyên ngừng cho con bú khi dùng thuốc, mẹ nên hỏi xem có loại thuốc nào an toàn để thay thế được không. Nếu biết trước rằng cần phải vắt bỏ sữa, mẹ nên vắt và trữ đông sữa từ trước để trẻ có đủ lượng sữa dự trữ.

Hy vọng rằng qua bài viết này, mẹ đã giải đáp được thắc mắc cho con bú có uống được panadol cũng như những lưu ý khi dùng thuốc trong giai đoạn này để tốt cho cả mẹ và bé. Theo các bác sĩ, mẹ nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý để duy trì trạng thái sức khỏe tốt nhất, nâng cao hệ miễn dịch, tránh những cơn đau nhức, từ đó sẽ hạn chế việc uống thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Nguồn tham khảo:

Uống thuốc Panadol khi đang mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? - Vinmec

Bầu dưới 3 tháng uống panadol được ko? - Bệnh viện Từ Dũ

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Thanh Thảo