Chiếu đèn trị vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhưng cẩn thận các tác dụng phụ này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với trẻ sơ sinh, vàng da là một trong những bệnh lý rất thường gặp. Nhận biết thời điểm trẻ xuất hiện vàng da càng sớm, mẹ càng có thể có được những phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ. Chiếu đèn vàng da là một trong những biện pháp phổ biến thường được các mẹ lựa chọn để điều trị cho bé. Tuy nhiên, việc chiếu đèn điều trị vàng da trong bao lâu thì tùy thuộc vào mức độ bệnh của con. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý đến các tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da khi áp dụng biện pháp này.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Nói đến bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, phải nói về bilirubin, đây là sản phẩm của quá trình hồng cầu bị vỡ. Nếu chất này tích tụ quá nhiều trong cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ gây ra tình trạng da và mắt có màu vàng. Do đó, vàng da sơ sinh là hiện tượng nồng độ bilirubinmáu tăng quá mức cho phép, thấm qua da và những tổ chức liên kết, dẫn đến tình trạng vàng niêm mạc, vàng da ở trẻ sơ sinh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, vàng da sơ sinh có 2 loại: vàng da tăng bilirubin gián tiếp và vàng da tăng bilirubin trực tiếp.

Bệnh vàng da là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh

  • Trong đó, vàng da tăng bilirubin gián tiếp mức độ bệnh lý thì phải điều trị bằng chiếu đèn hoặc thay máu, thuốc hỗ trợ là dịch truyền hoặc thuốc truyền tĩnh mạch
  • Còn đối với vàng da tăng bilirubin trực tiếp , đây là bệnh thường có liên quan đến bất thường gan hoặc mật, có thể dùng thuốc hoặc phải phẫu thuật

Việc không điều trị kịp thời vàng da tăng bilirubin bệnh lý có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, một trong số đó là hiện tượng Bilirubin gián tiếp thấm vào não gây ra hội chứng nhiễm độc thần kinh khiến trẻ tử vong hoặc bại não suốt đời.

Trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách chiếu đèn vàng da

Do hệ quả nghiêm trọng có thể xảy ra của bệnh vàng da, trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm và điều trị bằng phương pháp chiếu đèn giúp làm giảm lượng bilirubin. Liệu pháp này điều trị bằng cách sử dụng ánh sáng trắng hoặc xanh với bước sóng từ 400-480nm để chiếu vào cơ thể của trẻ sơ sinh, giúp chuyển bilirubin thành một dạng chất khác có thể thải ra ngoài khi trẻ đi tiêu hay đi tiểu.

Dùng đèn chiếu ánh sáng xanh là một trong những biện pháp hiệu quả

Mẹ nên đưa bé đến cơ quan y tế để nhận được sự hướng dẫn cũng như được bác sĩ thăm khám và cho làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng bilirubin trước khi áp dụng trị liệu bằng đèn. Lưu ý:

  • Chỉ định chiếu đèn được đưa ra khi trẻ có triệu chứng của vàng da tăng bilirubin gián tiếp, chưa có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh. Ngoài ra đây cũng là biện pháp dùng để dự phòng những trường hợp bệnh nhi có nguy cơ vàng da như non tháng, bầm dập và xuất huyết nhiều...
  • Chiếu đèn  không được áp dụng với những trẻ vàng da tăng bilirubin trực tiếp.

Trong quá trình chiếu đèn và sau đó, cần phải theo dõi những yếu tố của trẻ như cân nặng, chế độ dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vàng da, triệu chứng về thần kinh, nồng độ đường huyết, nồng độ bilirubin máu, điện giải để kịp thời phát hiện những tác dụng phụ và kịp thời xử lý.

Tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da

Vì dùng ánh sáng xanh chiếu trực tiếp lên da của đứa trẻ nên phương pháp chiếu đèn thường gây ra một số tác dụng phụ như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tăng thân nhiệt
  • Mất nước
  • Đi tiêu phân xanh
  • Rối loạn thân nhiệt
  • Tăng kích thích
  • Mẩn đỏ ngoài da, hiện tượng trẻ da đồng, tổn thương nhãn cầu, teo tinh hoàn
  • Ngoài ra, đèn chiếu cũng có thể làm tổn hại đến mắt của trẻ

Đèn chiếu vàng da có thể ảnh hưởng đến mắt trẻ

Bên cạnh những tác dụng phụ của chiếu đèn đã kể trên, việc chiếu ánh sáng có cường độ cao cho trẻ sơ sinh trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến tình trạng bỏng ở trẻ, vì vậy cần đảm bảo khoảng cách từ đèn chiếu sáng đến bệnh nhi vào khoảng 30-50cm để hạn chế những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da xảy ra. Tuy nhiên đèn chiếu trị vàng da sẽ không gây tác dụng phụ lên não của trẻ.

Tuy rằng hiệu quả của phương pháp này là không thể chối cãi nhưng còn phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, khoảng cách từ đèn đến trẻ,.. phụ huynh nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được điều trị, không tự chiếu đèn tại nhà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hienpham