Chi phí điều trị thai ngoài tử cung trung bình khoảng bao nhiêu?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chi phí điều trị thai ngoài tử cung trung bình khoảng bao nhiêu là băn khoăn của nhiều chị em. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến viện phí điều trị và phương pháp nào để điều trị tình trạng này? 

Tìm hiểu về thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Những vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:

  • Vòi tử cung: trường hợp hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ 95%
  • Ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung: 

  • Viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu
  • Dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng
  • Bị u nang buồng trứng, đã từng nạo phá thai, mắc các bệnh lây qua đường tình dục có nguy cơ mắc phải thai ngoài tử cung cao hơn người bình thường

Dấu hiệu cho chị em hay mình mang thai ngoài tử cung đầu tiên là cũng đầy đủ các triệu chứng khi mang thai như căng tức ngực, ốm nghén, mất kinh,….Nhưng sẽ vài dấu hiệu khác bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, đau vai, khó chịu khi đi vệ sinh, có thể mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí ngất xỉu  trường hợp hiếm gặp)...

Có thể giữ con khi mang thai ngoài tử cung không?

Nếu không can thiệp và phôi thai phát triển lớn tại vị trí bất thường này thì sẽ gây vỡ và nguy hiểm đến tính mạng thai phụ. Chúng ta không thể tiếp tục duy trì, hay tác động để đẩy vào tử cung được. Do đó, nếu chị em chẳng may bị mang thai ngoài tử cung thì không thể giữ con. Mà cần sớm phát hiện và phải điều trị để loại bỏ khối thai ngoài tử cung. Nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các phương thức và chi phí điều trị thai ngoài tử cung

Tuỳ thuộc vào tình trạng của phôi thai đã bị vỡ hay chưa và kích thước như thế nào mà sẽ có những phương thức điều trị khác nhau. Trong phần này bài viết sẽ cung cấp thông tin về từng cách điều trị và chi phí điều trị thai ngoài tử cung.

Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc

Phương pháp này được bác sĩ chỉ định khi khối thai ngoài tử cung chưa bị vỡ và có đường kính 3cm. Lúc này bác sĩ có thể cho tiêm một loại thuốc nhằm mục đích làm cho khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và sau đó tự tiêu đi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dùng thuốc điều trị thai ngoài tử cung có nhiều ưu điểm như tỷ lệ thành công cao hơn 90%; bảo tồn được vòi trứng, duy trì khả năng sinh sản; điều trị ngoại trú và tránh tai biến nếu phải phẩu thuật và dùng thuốc mê. Tuy nhiên, thai phụ sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, rụng tóc, tiêu chảy,…

Điều trị bằng phương pháp nội soi

Bác sĩ sẽ chỉ định phương án phẫu thuật nội soi khi khối thai ngoài tử cung to hơn nhưng chưa bị vỡ. Nội soi sẽ không gây đau đớn cho thai phụ, cũng như không phải dùng nhiều kháng sinh và sau đó phụ hồi nhanh. Một vết sẹo nhỏ chỉ khoảng tối đa 1cm trên bụng, rất thẩm mỹ.

Đôi khi, phương pháp này cũng sẽ được áp dụng để phát hiện thai ngoài tử cung nếu chẩn đoán chưa chính xác sau khám sàng lọc, xét nghiệm và siêu âm. Trong quá trình nội soi, nếu xác định thai ngoài tử cung thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị loại bỏ luôn.

Điều trị thai ngoài tử cung bằng phương pháp mổ

Một khi khối thai đã vỡ, ra nhiều máu thì mổ là phương pháp bắt buộc bác sĩ phải thực hiện để điều trị và cứu mạng sống của mẹ. So với 2 phương pháp trên thì mổ mang nhiều nhược điểm hơn là ưu điểm. Đau đớn sau mổ, lâu phục hồi, sẹo trên bụng, chi phí cao,…là những khuyết điểm mà thai phụ phải chịu khi thực hiện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chi phí điều trị mang thai ngoài tử cung

Khá là khó để có thể đưa ra một khung giá nhất định hay trung bình cho việc điều trị chung chung. Vì việc định giá một phương pháp còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng bệnh nhân
  • Bệnh viện hay cơ sở y tế bệnh nhân chọn điều trị
  • Chất lượng dịch vụ phòng bệnh mà bệnh nhân chọn
  • Phương pháp thực được bác sĩ chỉ định
  • Có bảo hiểm y tế hay không?
  • Số lần khám sàn lọc, các xét nghiệm,…

Do đó, để biết chính xác chi phí, chị em nên đến phòng khám để được khám sàng lọc và chẩn đoán. Sau đó, thường các nhân viên y tế sẽ tư vấn mức phí dự trù của từng phương án và loại dịch vụ để thai phụ và gia đình cân nhắc.

Sức khoẻ sinh sản của chị em phụ nữ từ 16-50 tuổi. Do đó, chị em đừng dậm tắt hy vọng được làm mẹ nhé. Hãy dưỡng sức để bình phục và khi bác sĩ cho phép “thả” thì biết đâu một sinh linh bé nhỏ khác sẽ lại đến một cách bất ngờ đấy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu