Chế độ ăn cho bà bầu trong 3 tháng giữa như thế nào, mẹ cần bổ sung những gì? Không nên ăn gì? là điều khá quan trọng.
Tam cá nguyệt thứ 2 (từ tuần 14 đến tuần 27) là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh về hình dạng cơ thể cũng như cấu trúc não bộ.
Do đó thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa cần được chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.
3 tháng giữa thai kỳ có gì cần lưu ý về ăn uống
Thời kỳ này, cơ thể mẹ bầu đã đạt được hơn ½ tổng lượng tăng trọng trong quá trình mang thai. Dù không cần ăn quá nhiều, nhưng do cơ thể hấp thụ các dưỡng chất cần thiết từ chế độ ăn uống, nên mẹ bầu rất dễ tăng cân.
Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu nên ăn nhiều hơn so với bình thường, năng lượng tăng khoảng 300 – 350 calories/ ngày và 60 g chất đạm.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ nếu bà bầu tăng khoảng 4-5 kg thì coi như là đã bổ sung đủ dinh dưỡng. Những dưỡng chất cần bổ sung vẫn là axit folic, sắt, kẽm.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein 2 lần mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu Protein gia tăng trong giai đoạn này. Nhu cầu acid folic không gia tăng trong thời gian này nên bạn không cần gia tăng thêm acid folic so với 400mcg đã bổ sung ở giai đoạn đầu.
Giai đoạn này thai nhi cũng đã bắt đầu tích lũy sắt để sử dụng trong khi thiếu nên bạn nên bổ sung thêm sắt và Vitamin C trong giai đoạn này bằng các loại thịt đỏ, cá, trứng,…hoa quả tươi… Vitamin C cũng sẽ giúp sắt dễ dàng được hấp thu trong dạ dày.
Trong suốt thai kỳ, bổ sung Vitamin D để đảm bảo đủ 400 IU mỗi ngày. Lượng Vitamin A có thể bổ sung thông qua sử dụng nhiều rau củ quả nên không cần phải bổ sung từ các loại thực phẩm bổ sung có hàm lượng Vitamin A cao như dầu gan cá, thuốc bổ sung Vitamin A để tránh gây quá liều Vitamin A.
Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng giữa
Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh chế độ ăn uống cho mẹ bầu ở tháng này cần:
- Bổ sung các thực phẩm như khoai tây, rau cải trắng, các loại đậu, thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, trứng, hoa quả để bổ sung sắt đầy đủ cho thai nhi.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như lòng trắng trứng, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi để thai nhi không bị còi xương, yếu răng lợi hay mắc các tật gù bẩm sinh…
- Hạn chế các thực phẩm chứa dầu mỡ, muối để hạn chế phù chân ở mẹ bầu, các huyết áp hoặc các bệnh về tim mạch về sau.
- Uống thêm viên vitamin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa theo dõi thai kỳ.
3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai phụ dễ thiếu máu thiếu sắt, mẹ bầu ngoài bổ sung qua thực phẩm thì cần đảm bảo đủ chất bằng cách uống viên sắt bổ sung với hàm lượng Sắt nguyên tố 60mg và 400 μg acid folic.
Tùy theo sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ sẽ kê viên uống cho phù hợp. bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên chia nhỏ các bữa ăn để hấp thụ tối đa dinh dưỡng đưa vào cơ thể nuôi dưỡng thai nhi.
Vì chất dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể nhiều, nên mẹ bầu cũng nên tăng cường uống nước để tránh tình trạng táo bón.
Lưu ý khẩu phần ăn cho bà bầu 3 tháng giữa
Khẩu phần ăn cho bà bầu 3 tháng giữa phải đảm bảo cân đối dinh dưỡng và đủ 3 bữa:
Bữa sáng cho bà bầu 3 tháng giữa:
Mẹ có thể dùng bữa nhẹ nhàng, không quá cầu kỳ nhưng phải đủ chất. Ăn phở, bún, cháo, súp, bánh mì, bánh nậm, bánh canh… đều được, tùy theo khẩu vị của mình nhưng tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng.
Bữa trưa:
Mẹ có thể ăn cơm, cùng với thức ăn: thịt, cá, trứng…, có canh ăn kèm và sau đó là trái cây tráng miệng
Bữa tối:
Cơm vẫn là đồ ăn chính cùng với thức ăn, hoặc có thể đổi bữa thành súp gà, súp tôm… Bữa khuya nếu đói có thể uống thêm sữa và ăn 1 mẩu bánh quy.
Tuy nhiên, cần chú ý không ăn quá no hoặc quá sát giờ đi ngủ có thể khiến mẹ bị đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Những món ăn ngon cho bà bầu 3 tháng giữa
- Canh thịt bò nấu cà chua
- Nấm kim châm xào thịt bò
- Chân giò hầm đậu đỏ
- Cháo tôm bí đỏ
- Canh chua cá hồi
- Cá hồi sốt bơ chanh
- Cá chép sốt cà chua
Trên đây là thực đơn và chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng giữa. Chúc các mẹ áp dụng thành công để có 1 thai kỳ thật khỏe mạnh!
Xem thêm:
- Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ mẹ phải làm sao?
- Mang thai 37 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu mẹ sắp chuyển dạ?
- Thai 38 tuần canxi hoá độ 1 thì đã nguy hiểm tới thai nhi chưa?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!