Chảy sữa khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không, mẹ bầu nên làm gì khi gặp tình trạng này?

Dấu hiệu nhận biết có sữa non các mẹ có thể quan sát thấy là đầu ti có những đốm trắng nhỏ li ti như mụn, ngực căng cứng và đau (gần giống hiện tượng căng sữa sau sinh), làm cho mẹ bầu cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Khi mẹ bầu có những dấu hiệu này thì khoảng vài tuần nữa sẽ thấy dấu hiệu chảy sữa non khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chảy sữa khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào các dấu hiệu đi kèm. Nếu mẹ bầu thấy có dấu hiệu ra sữa non kèm các đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo…thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Chảy sữa khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?
  • Bà bầu bị chảy sữa non tháng thứ 5 có sao không – Những bất thường mẹ bầu cần lưu ý
  • Hướng dẫn mẹ bầu cách chăm sóc bầu ngực khi có hiện tượng ra sữa non

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Chảy sữa khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?

Thông thường sữa non chỉ được hình thành ở mẹ bầu khi đang mang thai ở tháng thứ 7 (khoảng 24 – 28 tuần) trở đi.

Có phải mẹ bầu nào cũng trải qua tình trạng tiết sữa non khi mang thai không? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Hiện tượng tiết sữa non khi mang thai là tình trạng thường gặp từ tháng thứ 7 trở đi. Sữa non bình thường là những gợn trắng ở đầu ti, lấm tấm như mụn và thường có màu hơi ngả vàng. 

Dấu hiệu nhận biết có sữa non các mẹ có thể quan sát thấy là đầu ti có những đốm trắng nhỏ li ti như mụn, ngực căng cứng và đau (gần giống hiện tượng căng sữa sau sinh), làm cho mẹ bầu cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Khi mẹ bầu có những dấu hiệu này thì khoảng vài tuần nữa sẽ thấy dấu hiệu chảy sữa non khi mang thai.

Một số người mẹ thấy ngực mình chảy sữa ở giai đoạn sớm hơn, chảy sữa khi mang thai tháng thứ 4, tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Một số người mẹ khác không có dấu hiệu tiết sữa non mặc dù tuyến sữa vẫn hoạt động khá tốt.

Tiết sữa non ở tam cá nguyệt thứ 1 hoặc thứ 2 có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Theo bác sĩ Nam, đây là hiện tượng bình thường ở phụ nữ và thường ngày càng nhiều hơn khi gần ngày sinh, tuy nhiên nếu xuất hiện sớm hơn có thể là chỉ báo của một số bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, khi mẹ bầu tiết sữa non sớm ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai có thể là dấu hiệu của sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, một số trường hợp nặng hơn là biểu hiện của thai chết lưu. Nếu hiện tượng trên đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, ra huyết âm đạo thì cần hết sức lưu ý và được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các chuyên gia sản khoa nhận định rằng, việc tiết sữa non trong thai kỳ (tháng thứ 5-6) nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào các dấu hiệu đi kèm.

Mẹ đã biết chưa?

Bầu 5 tháng ra sữa non có sao không – Những bất thường mẹ bầu cần lưu ý

Nếu mẹ bầu thấy dấu hiệu tiết sữa non sớm hơn (tức là từ tháng thứ 5 trở về) kèm theo một số dấu hiệu bất thường như đau bụng, chảy máu âm đạo, chuột rút dữ dội,… thì bạn cần hết sức cảnh giác.

Sữa non có lẫn máu

Nhiều thai phụ hoảng hốt, hoang mang vì phát hiện ra chút máu có lẫn trong sữa non. Đây là do sự phát triển quá nhanh về số lượng của các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều này không gây nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy vậy, nếu sữa non có lẫn máu quá nhiều, đầu ngực bị căng đau thì bạn nên đi khám ngay.

Chảy sữa khi mang thai tháng thứ 5 do thai lưu 

Tình trạng thai lưu ở tuần 20 thường có biểu hiện khá rõ rệt, ngực tiết sữa non là một trong số đó. Ngoài ra mẹ bầu nên chú ý các dấu hiệu khác như:

  • Không thấy thai đạp nữa (cần chú ý vì đôi khi thành bụng dày nên thai phụ không cảm nhận rõ thai đạp hoặc sau khi thai lưu, tử cung xuất hiện những cơn co nhẹ khiến sản phụ hiểu lầm rằng thai đạp)
  • Bụng không lớn mà nhỏ dần đi
  • Ra máu đen âm đạo
  • Nếu thai phụ mắc một số bệnh kèm theo như nôn nghén nặng, tiền sản giật, bệnh tim,… thì sẽ thấy bệnh tự thuyên giảm.

Với trường hợp này, mẹ bầu cần đi khám sớm để được tư vấn cách lấy thai ra cũng như có chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp sau khi hút thai.

Hướng dẫn mẹ bầu cách chăm sóc bầu ngực khi có hiện tượng ra sữa non 

Khi mang thai, một trong những thay đổi rõ rệt của thai phụ là vú căng to và lớn dần cùng với sự phát triển của thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân là do sự kích thích đồng thời từ tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, estrogen và progesterone, làm tăng ống tuyến sữa cũng như tiểu thùy nhằm chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sắp tới.

Trong giai đoạn này các phụ nữ cần lưu ý chăm sóc bầu vú như sau:

Chảy sữa khi mang thai tháng thứ 5 – Mẹ bầu nên vệ sinh ngực sạch sẽ 

Chị em nên thường xuyên tắm và vệ sinh bầu ngực. Nên rửa đầu ti bằng nước sạch mỗi ngày 1 lần để loại bỏ những chất tiết tích tụ lại.

Trường hợp sữa non tiết ra nhiều 

Nếu mẹ bị chảy sữa nhiều và liên tục tới mức ướt áo, cảm giác khó chịu và hôi hám. Mẹ nên thay áo lót thường xuyên; sử dụng tấm vải xô hoặc tấm lót ở bên trong áo ngực và vệ sinh bầu ngực khô thoáng, sạch sẽ.

Khám phá thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chọn áo ngực phù hợp

Mẹ bầu nên lựa chọn áo ngực dành riêng cho bà bầu, kích cỡ vừa vặn, chất liệu thoáng mát, tránh quá rộng làm xệ ngực hay quá chật khiến mô ngực bị tổn thương.

Mẹ nên mua áo ngực cho bà bầu khi nào?

Một chiếc áo ngực không vừa vặn với size ngực có thể dẫn đến việc bạn bị mỏi ở cổ, vai và lưng.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, ngực của hầu hết các bà mẹ có nhiều thay đổi đáng kể. Nhiều người sẽ có cảm giác ngực mềm hơn, to ra và nhạy cảm hơn. Mỗi phụ nữ có những thay đổi về bộ ngực khác nhau khi mang thai, nhưng nhìn chung các chị em thường thấy ngực họ to hơn và nặng hơn.

Phần lớn sự thay đổi này xảy ra trong 4 tháng đầu thai kỳ. Đến lúc đó, ngực của bà bầu đã lớn gần hết cỡ và các kích thích tố dẫn đến sự thay đổi này bắt đầu bước vào giai đoạn ổn định.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những thay đổi nhanh chóng trong các mô vú, kích thước và hình dạng sẽ khiến cho bộ ngực có thể trở nên rất khó chịu nếu không được nâng đỡ tốt. Thậm chí nếu bạn thường tránh mặc áo ngực, hoặc hay chọn cách mặc áo thun có kèm lớp lót ở phần ngực, thì bạn phải thay đổi thói quen này khi mang thai.

Tuyệt đối không nặn sữa

Nhiều mẹ có thói quen nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn, đó là một sai lầm. Việc nặn sai cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú.

Hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm.

Theo bác sĩ Nam, mẹ bầu nên vệ sinh ngực sạch sẽ, nên rửa đầu ti bằng nước sạch 1 lần/ngày để loại bỏ dịch tích tụ. Sử dụng miếng thấm sữa lót bên trong áo ngực cũng là một biện pháp hữu ích cho mẹ bầu khi tình trạng tiết sữa non quá nhiều.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương