Chảy máu chân răng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng là bệnh gì? Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, tìm hiểu chính xác nguyên nhân sẽ giúp tìm ra cách xử lý hợp lý nhất khi bị chảy máu chân răng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chảy máu chân răng là bệnh gì? Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng hay sức khoẻ tổng quát đang bị ảnh hưởng. Mời các bạn đọc thêm những nội dung sau đây để biết thêm chi tiết:

  • Chảy máu chân răng là bệnh gì?
  • Nguyên nhân
  • Cách xử lý

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Hay bị chảy máu răng là bệnh gì? Chảy máu chân răng là một trong những bệnh lý thường hay gặp ở răng. Đây là tình trạng lợi xung quanh chân răng bị chảy máu. Những dấu hiệu/biểu hiện ban đầu:

  • Vùng nướu bị viêm, sưng tấy đỏ, căng mọng, khi chạm tay vào thấy đau và chảy máu.
  • Có những tác động từ bên ngoài như khi ăn nhai, chải răng mạnh, thậm chí khi xỉa răng hay chép miệng thì phần chân răng cũng bị chảy máu.

Bạn có thể chưa biết:

Có bầu trám răng được không? Cách chăm sóc răng miệng và những lưu ý khi điều trị nha khoa cho mẹ bầu

Dạy con đánh răng và chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ nhỏ

Vậy chảy máu chân răng là bệnh gì? Thực chất, đây chỉ là một bệnh lý của răng miệng, không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể là hồi chuông báo động cho sức khoẻ răng miệng nói chung và sức khoẻ tổng quát nói riêng.

Nguyên nhân chảy máy chân răng

Do liên quan đến bệnh lý răng miệng

Viêm lợi

Vệ sinh răng miệng kém, từ đó tạo điều kiện cho các mảng bám, cao răng hình thành, và là nguyên do chính dẫn đến viêm lợi. Bề mặt răng không sạch, những mảng bám và cao răng tồn đọng trên răng gây kích thích lên lợi, chân răng và gây chảy máu.

Để nhận biết viêm lợi thì có những triệu chứng sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm
  • Xuất hiện mảng bám răng, cao răng
  • Tổ chức chân răng lỏng
  • Hôi miệng
  • Dễ chảy máu chân răng tự nhiên.

Viêm nha chu

Tình trạng viêm lợi nếu để lâu ngày không được can thiệp thì sẽ gây tổn thương vùng quanh răng hay mô nha chu, dẫn đến viêm nha chu. Đây là tình trạng nặng của bệnh viêm lợi.

Bệnh tiến triển âm thầm với dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là chảy máu chân răng. Ở giai đoạn nặng xuất hiện vôi đóng xung quanh chân răng, răng lung lay…

Áp xe chân răng

Hiện tượng này là ổ mủ gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn ở phần trong của răng. Khi bị viêm hốc răng, răng bị thủng hay vỡ và không được điều trị thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong răng.

Và lúc răng lợi đau liên tục, chảy máu chân răng nhiều, xuất hiện những cơn sốt và vùng mặt sưng tấy thì đã là lúc các túi áp xe trở nên trầm trọng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Liên quan đến các vấn đề khác của cơ thể

Chế độ ăn chưa hợp lý 

  • Chảy máu chân răng do thiếu chất gì? Khi cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng thì có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. Đơn cử như vitamin K đóng vai trò tham gia vào quá trình đông máu. Do đó nếu chất dinh dưỡng này bị thiếu hụt cũng có thể dẫn đến hiện tượng này hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cứng cũng dẫn đến tổn hại răng.
  • Thiếu vitamin C cũng là 1 nguyên nhân gây chảy máu chân răng phổ biến. Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Thiếu vitamin C còn ảnh hưởng đến quá trình tạo sợi collagen, các mao mạch, mô liên kết và mô xương. Sư thiếu hụt vitamin C sẽ dẫn đến hậu quả là tủy răng, nướu răng trở nên xốp, dễ viêm loét, dễ chảy máu chân răng.
  • Thiếu vitamin gì gây chảy máu chân răng? Vitamin D hỗ trợ hình thành cấu trúc răng và sự chắc khỏe của xương. Đây là vitamin cần thiết để duy trì quá trình cân bằng nội môi (thay thế mô xương cũ bằng mô xương mới). Vitamin B3 giúp duy trì lượng hồng cầu ổn định, thiếu vitamin B3 sẽ dẫn đến chảy máu chân răng.

Bị bệnh sốt xuất huyết

Chảy máu chân răng là bệnh gì? Có thể đây là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, cơ thể bệnh nhân sẽ có dấu hiệu xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da…

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng thì hậu quả có thể xảy ra như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não…thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Miệng có vị đắng là bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Bà bầu có được dùng miếng dán trắng răng không?

Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới

Ở những giai đoạn phụ nữ thay đổi nội tiết tố cũng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng, có thể kể đến như:

  • Các bé gái ở độ tuổi dậy thì
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Sử dụng thuốc tránh thai
  • Giai đoạn mãn kinh.

Thuốc làm chảy máu chân răng

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, một nguyên nhân có thể gây chảy máu chân răng đó là sử dụng thuốc làm loãng máu. Thuốc làm loãng máu gây giảm khả năng đông máu nên có thể dẫn đến việc chân răng bị chảy máu.

Ung thư

Nghiêm trọng nhất là tình trạng chảy máu chân răng thường có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng hay ung thư vú. Đối với ung thư miệng thì có kèm theo các triệu chứng khác như: viêm loét khoang miệng, sưng và nổi hạch, nhai nuốt khó, miệng hôi…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên xử lý như thế nào khi gặp tình trạng đáng sợ này?

Khi phát hiệu bản thân bị chảy máu chân răng nhiều hơn 1 lần thì nên đi khám với nha sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời, thích hợp.

Khi đã xác định được nguyên nhân thì cẩn phải nghiêm túc điều trị triệt để.

Để ngăn ngừa tình trạng răng miệng này thì nên:

  • Khám răng, khám sức khỏe định kỳ
  • Đánh răng đúng cách và ít nhất hai lần một ngày
  • Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng sau mỗi bữa ăn
  • Ngừng hút thuốc lá
  • Có chế độ ăn hợp lý và khoa học với các loại thực phẩm giàu vitamin C, canxi…

Sức khoẻ răng miệng cũng rất quan trọng, nhất là với những chị em đang có kế hoạch mang thai, Một hàm răng khoẻ và đẹp sẽ giúp cho bạn tự tin hơn rất nhiều đấy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu