Chân trẻ sơ sinh bị cong liệu có đáng lo ngại? Có nên nắn chân cho trẻ hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều cha mẹ thấy chân trẻ sơ sinh bị cong thì lo sợ con lớn lên sẽ bị tật chân vòng kiềng nên tự ý nắn chân bé ngay tại nhà. Tuy nhiên cách làm này liệu có mang lại hiệu quả hay không và phải làm sao để con có đôi chân thẳng đẹp? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết sau đây!

Chân trẻ sơ sinh bị cong là bình thường hay dấu hiệu đáng lo ngại?

Hiện tượng cong chân ở trẻ sơ sinh được chia làm 2 loại: Cong chân sinh lý và cong chân do bệnh lý. Cong chân sinh lý là hiện tượng xảy ra ở hầu hết các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi do ảnh hưởng từ tư thế khi còn nằm trong bụng mẹ. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên mẹ không cần lo lắng, chỉ khi trẻ chào đời với đôi chân thẳng tắp thì ba mẹ mới thực sự đáng lo ngại.

Đối với hiện tượng cong chân sinh lý này, ba mẹ không cần phải nắn bóp hay tác động gì đến chân bé cả, tình trạng này sẽ tự hết khi con được 2 - 3 tuổi, thậm chí là chậm hơn, khoảng 4 - 5 tuổi.

Ngược lại, tình trạng cong chân do bệnh lý lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác. Ở trường hợp này, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời nhằm nắn lại cho đôi chân bé được thẳng đẹp khi con lớn lên.

Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị cong chân bệnh lý?

Di truyền

Tật chân cong hay chân vòng kiềng hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi di truyền. Nếu bố hoặc mẹ trước đây bị tật chân cong thì bé sinh ra cũng có nguy cơ gặp phải hiện tượng này.

Bé tập đi quá sớm

Bố mẹ cho bé tập đi trước 7−9 tháng được cho là quá sớm. Khi đó con vẫn còn nhỏ nên hệ xương chưa đủ sức để nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể. Vì vậy việc cho bé tập đi sớm sẽ làm tăng nguy cơ cong chân ở trẻ sơ sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị thừa cân

Bé sơ sinh bị thừa cân cũng khiến hệ xương ở chân không đủ sức để nâng đỡ sức nặng của cơ thể, khiến bé dễ bị mắc chứng chân cong hơn rất nhiều lần.

Trẻ gặp vấn đề về hệ xương

Thiếu hụt vitamin D kéo dài sẽ khiến trẻ bị còi xương, khiến xương bị xốp mềm, yếu, khớp xương lỏng lẻo và trở nên dị dạng. Ngoài ra, trẻ gặp các vấn đề về xương khác như bệnh tạo xương bất toàn (hay còn gọi là xương thủy tinh, bệnh giòn xương), loạn sản sụn (rối loạn tăng trưởng khiến xương không thể phát triển),... cũng khiến trẻ bị mắc tật chân cong.

Có nên tự ý nắn chân cho trẻ tại nhà?

Nhiều cha mẹ thấy chân trẻ sơ sinh bị cong thì rất lo lắng nên đã tự ý nắn chân cho con với hy vọng sau này chân bé sẽ thẳng lại. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Trẻ sơ sinh có chân cong là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường vì chân trẻ không thể định hình được thẳng ngay từ đầu khi mới được sinh ra.

Trên thực tế, đa số những ca trẻ sơ sinh bị chân vòng kiềng đều phát triển tốt khi con lớn lên mà không cần bất kỳ tác động nào. Như vậy, việc xoa bóp hay nắn chỉnh chân hoàn toàn không có tác dụng gì. Ngược lại, nếu không biết cách nắn, hành động này có thể khiến trẻ bị viêm cơ, trật xương dẫn tới bầm tím. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển xương khớp của con.

Khi nào nên đưa trẻ đến khám bác sĩ?

Khoảng cách giữa 2 đầu gối của trẻ lớn hơn 10 cm

Để nhận biết chân trẻ sơ sinh bị cong là hiện tượng sinh lý bình thường hay do bệnh lý, ba mẹ hãy đặt bé ở tư thế nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, 2 mắt cá trong chạm vào nhau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiếp theo, hãy đo khoảng cách giữa 2 đầu gối của trẻ (tại vị trí lồi cầu trong xương đùi). Nếu khoảng cách này nhỏ hơn 10cm thì ba mẹ không cần lo lắng, điều này nghĩa là trẻ vẫn phát triển bình thường. Ngược lại, nếu khoảng cách đo lớn hơn 10cm, hãy đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế lớn và có uy tín để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và theo dõi tiến triển mỗi 3 − 6 tháng.

Trẻ hơn 3 tuổi mà chân vẫn cong

Như đã chia sẻ, đôi chân của bé sẽ dần bớt cong và trở về dáng thẳng khi con được 2 - 3 tuổi. Nếu đã hơn 3 tuổi mà chân trẻ vẫn chưa thẳng lại thì ba mẹ hãy đưa con tới bệnh viện kiểm tra.

Chân vòng kiềng không đôi xứng

Trẻ sơ sinh thường có 2 chân cong đều và đối xứng với nhau. Nếu ba mẹ quan sát thấy chân vòng kiềng của con không đối xứng, chỉ có 1 chân cong hoặc chiều dài 2 chân không bằng nhau thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ trẻ chân vòng kiềng do bệnh lý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ thường xuyên kêu đau chân

Nếu chân bé bị cong khiến con gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc trẻ thường xuyên kêu đau chân, ba mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa con tới bệnh viện để kiểm tra ngay nhé.

Như vậy, chân trẻ sơ sinh bị cong chỉ là dấu hiệu sinh lý mà hầu như trẻ nào cũng gặp phải, vì vậy ba mẹ không nên quá lo lắng. Hãy tiếp tục theo dõi sự phát triển của chân bé, nếu có dấu hiệu bất thường thì nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời ba mẹ nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy