Chấn thương đầu kiểu ngược đãi: Làm sao để tránh!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chấn thương đầu kiểu ngược đãi - Phòng ngừa tổn thương não ở trẻ sơ sinh

Một trong những kỹ năng mà cha mẹ và người chăm sóc cần học là cách đối phó với stress. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn không biết phải làm thế nào để chấm dứt tiếng khóc ở trẻ.

Thông thường, khi cha mẹ hoặc người chăm sóc mất kiểm soát thì kết quả có thể vô cùng tai hại.

Sau đây là thông tin từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ để giúp phụ huynh và người chăm sóc trẻ đối phó với những đứa trẻ hay quấy khóc.

Cũng bao gồm các thông tin về thương tích có thể xảy ra khi cha mẹ và người chăm sóc mất mất kiểm soát hành vi của mình.

Khi bé quấy khóc, hãy nghỉ ngơi!

Nếu bạn đã cố gắng dỗ dành bé, nhưng không có tác dụng, điều quan trọng là bạn phải giữ bình tĩnh.

Hãy nhớ rằng, không bao giờ được lắc, ném, đánh đập hoặc đẩy mạnh bất kỳ đứa trẻ nào - và nó không bao giờ giải quyết được vấn đề!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bạn cảm thấy tức giận và có thể mất  kiểm soát, hãy thử những điều sau đây:

  • Hít thật sâu và đếm đến 10.
  • Đặt em bé vào nơi an toàn, rời khỏi phòng và để em bé khóc một mình trong khoảng 10 đến 15 phút.
  • Gọi cho ai đó gần bạn để được hỗ trợ tinh thần.
  • Hãy gọi cho bác sĩ. Có thể bé khóc vì lý do sức khỏe.
  • Kiên nhẫn. Trẻ sơ sinh hay quấy khóc cuối cùng cũng lớn lên và bước qua giai đoạn này. Giữ an toàn cho bé là điều quan trọng nhất bạn có thể làm. Ngay cả khi bạn cảm thấy thất vọng, hãy kiểm soát và giữ bé một cách cẩn thận.

Bé quấy khóc - Bạn hãy nghỉ ngơi!

Lời nhắc quan trọng cho tất cả những người chăm sóc trẻ:

Bất cứ ai chăm sóc con bạn đều nên biết về sự nguy hiểm của việc lắc hoặc đánh vào đầu bé.

Họ có thể là: các nhà cung cấp dịch vụ giữ trẻ, bạn trai, bạn gái, anh chị, ông bà, và hàng xóm của bạn. Hãy chắc chắn rằng họ biết không  hề an toàn nếu họ lắc, ném, đánh, hoặc đẩy mạnh trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu con của bạn đang được những người khác chăm sóc, hãy dành thời gian để quan sát sự tương tác của họ với bé. Họ có thích nói chuyện hay chơi với con của bạn?

Họ có giữ bình tĩnh khi một đứa trẻ quấy khóc? Những điều quan trọng khác cần lưu ý khi lựa chọn người chăm sóc là tính cách và thói quen của họ.

Ví dụ, những người kiên nhẫn, có trách nhiệm và đáng tin cậy là những người chăm sóc lý tưởng trong khi những người dễ nổi cáu hoặc uống rượu nặng hay sử dụng các chất kích thích khác không phải là sự lựa chọn đúng đắn.

Trước khi chọn một nhà cung cấp dịch vụ giữ trẻ, hãy chắc chắn rằng họ được cấp phép hoặc được chứng nhận.

Phải làm gì khi trẻ quấy khóc?

Không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tìm ra nguyên nhân khiến bé quấy khóc. Bé có thể đang đói hoặc quá mệt mỏi. Bé có thể lạnh hoặc cần thay tã.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khóc là cách duy nhất để bé thể hiện nhu cầu, không phải vì bé không thích cha mẹ của mình. Đôi khi có vẻ như bé khóc chẳng vì lý do gì.

Sau đây là một số cách giúp bé bình tĩnh lại:

  • Kiểm tra xem bé có cần thay tã không.
  • Quấn bé bằng khăn rộng, mỏng (nhờ y tá hoặc bác sĩ chỉ cho quý vị cách làm đúng) để giúp bé cảm thấy an toàn.
  • Cho bé bú chậm, vỗ ợ hơi cho bé.
  • Cho bé núm vú giả.
  • Ôm bé vào ngực, hoặc má để bé tiếp xúc với làn da.
  • Ru bé ngủ bằng các cử động chậm, nhịp nhàng.
  • Hát cho bé nghe hoặc chơi nhạc êm dịu, nhẹ nhàng.
  • Đưa bé đi dạo trong xe đẩy.
  • Đưa bé đi dạo bằng xe hơi (nhớ luôn sử dụng ghế an toàn).

Nếu bạn đã thử tất cả những cách  này và con bạn vẫn tiếp tục khóc, hãy thử lại. Hầu hết các em bé đều cảm thấy mệt mỏi sau khi khóc trong một thời gian dài và cuối cùng sẽ ngủ thiếp đi.

Nếu vẫn thất bại, hãy gọi cho bác sĩ để chia sẽ mối lo lắng cũng như tình trạng căng thẳng của bạn.

Chấn thương đầu kiểu ngược đãi là gì?

Chấn thương đầu kiểu ngược đãi, bao gồm hội chứng trẻ bị lắc, là một loại chấn thương nghiêm trọng ở đầu. Kết quả của hành động lắc, ném, đánh, đập, hoặc giật mạnh trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu xảy ra thường xuyên, chấn thương đầu kiểu ngược đãi có thể khiến trẻ tử vong hoặc dẫn đến:

  • Chảy máu xung quanh não
  • Mất thính lực
  • Mất khả năng học tập/ngôn ngữ
  • Động kinh
  • Tổn thương não
  • Bại não
  • Khuyết tật trí tuệ (hay còn gọi là thiểu năng trí tuệ)

Trẻ sơ sinh không đủ sức nâng đỡ đầu của chúng. Kết quả là, rung lắc mạnh  sẽ khiến não của trẻ bị chấn thương. Dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương đầu kiểu ngược đãi

Nạn nhân của loại chấn thương này có thể biểu hiện một hoặc tất cả các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Cáu gắt
  • Lừ đừ (khó tỉnh táo)
  • Khó thở
  • Nôn mửa
  • Hôn mê (không thể tỉnh dậy)

Chấn thương đầu kiểu ngược đãi thường xảy ra khi cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ rung lắc trẻ để giải tỏa sự cáu gắt hoặc thất vọng, do trẻ không ngừng khóc. Hội chứng rung lắc ở trẻ em là một dạng bạo hành nghiêm trọng lên trẻ em.

Trẻ em luôn cần được được nâng niu, đừng vì cáu giận mà hành động thiếu kiểm soát. Có rất nhiều cách để giải tỏa stress. Bạn có thể tham khảo một số cách tại website của chúng tôi. Hãy luôn là những cha mẹ thông thái khi chăm sóc con yêu bạn nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn: www.healthychildren.org

Theo: https://sg.theasianparent.com/

Các bài viết liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca