Chân tay lạnh ở trẻ em là do máu mất thời gian dài hơn để đưa xuống tay chân. Chân tay là bộ phận ngoại vi của cơ thể, do đó máu sẽ đến tưới ít hơn các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, não, thận… Do đó nhiệt độ tay, chân có thể thấp hơn nhiệt độ vùng trung ương (thân mình, đầu) một chút.
- Chân tay lạnh ở trẻ em nguyên nhân do đâu?
- Bé lạnh tay chân, đừng sợ, và không có gì phải lo lắng cả
- Khi trẻ lạnh tay chân và chuyển sang tím tái thì sao?
- Bé nhà bạn lạnh tay chân – nên làm gì?
Chân tay lạnh ở trẻ em nguyên nhân do đâu
Bé nhà bạn có hay bị lạnh ở những bộ phận này không? Dù bạn đã làm một cách để giữ ấm, nhưng các bộ phận này luôn bị lạnh toát. Vì vậy, mẹ hay quấn trong chăn hoặc mang vớ. Điều đó thì khá phiền toái và nặng nề khi phải mang quá nhiều thứ vào người của bé.
Mặc dù là tay chân lạnh là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng đôi lúc đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:
- Thiếu máu: Máu không đủ cung cấp đến bàn tay bàn chân
- Trẻ thiếu vitamin B12: Vitamin này rất cần thiết cho sự sản sinh hồng cầu trong tủy xương, các vỏ bọc dây thần kinh và protein. Thiếu vitamin này khiến tay chân trẻ lạnh buốt
- Viêm phổi cấp: Trẻ bị viêm phổi cấp ngoài tay chân lạnh còn có thêm triệu chứng như bỏ bú, tiêu chảy…
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng “Chân tay lạnh là hệ quả của việc trẻ bị sốt. Nguyên nhân của tình trạng này là do khi sốt, nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên. Đồng thời, hệ miễn dịch lúc này sẽ phóng thích các chất khiến các mạch máu ở chân và tay co lại, nên bố mẹ sẽ thấy trẻ lạnh tay chân. Khi các mạch máu giãn ra, tay chân trẻ bắt đầu hồng lên thì tình trạng lạnh này của trẻ sẽ biến mất”.
Xem thêm
Bé lạnh tay chân, đừng sợ, và không có gì phải lo lắng cả
Trẻ em ra mồ hôi chân tay lạnh hầu như luôn luôn liên quan đến hệ tuần hoàn. Tuy nhiên không cần phải quá lo lắng đâu bạn ạ. Trẻ nhỏ vẫn còn đang phát triển, và hoàn thiện mọi bộ phận cơ thể. Hệ thống tuần hoàn của bé vẫn đang phát triển và phát triển hằng ngày. Khi nó phát triển, phải mất thêm một chút thời gian để làm việc.
Thông thường tứ chi của bé thường sẽ lạnh. Nguyên nhân là do máu mất thời gian dài hơn để đưa xuống tay chân. Chân tay là bộ phận ngoại vi của cơ thể, do đó máu sẽ đến tưới ít hơn các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, não, thận… Do đó nhiệt độ tay, chân có thể thấp hơn nhiệt độ vùng trung ương (thân mình, đầu) một chút. Hơn nữa, một số bé có hiện tượng đổ mồ hôi ở các bộ phận này sẽ làm nhiệt mất nhanh hơn nên tay chân lại càng lạnh hơn. Vì vậy hiện tượng gặp khi tay chân bé bị lạnh có thể nói là “bình thường”.
Theo một nghiên cứu về trẻ sơ sinh, và được biết rằng trẻ sơ sinh cần đến ba tháng để vòng tuần hoàn máu có thể thích nghi hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Và một lời khuyên đưa ra là – miễn giữ ấm thân thể bé thì bé sẽ không sao cả. Vì vậy bạn có thể kiểm tra, khi có hiện tượng tay chân lạnh ở trẻ nhỏ nhưng cơ thể con vẫn ấm là ổn.
Mẹ có quan tâm
Khi trẻ lạnh tay chân và chuyển sang tím tái thì sao
Thực tế thì mọi nguyên nhân và khả năng đều có thể xảy ra, nhưng phần lớn là liên quan đến hệ tuần hoàn. Cha mẹ lưu ý, “máu thường được lưu thông thường xuyên đến các cơ quan và hệ thống quan trọng, nơi mà nó cần thiết nhất. Trong khi đó, bàn tay và bàn chân của bé là những bộ phận cơ thể cuối cùng để có được nguồn cung cấp máu.
”Sự chậm trễ lưu thông màu hoàn toàn có thể khiến tay chân bé chuyển thành màu tím. Nếu chân của bé chuyển sang màu tía, bạn nên kiểm tra để đảm bảo không có gì quấn quanh ngón chân hoặc mắt cá chân của bé, như tóc, vòng đeo tay hoặc sợi chỉ lỏng. Điều đó chắc chắn sẽ cắt đứt lưu thông màu đến các ngón tay hay ngón chân nơi bị thắt chặt bời những vật trên. Và nếu không cởi ra kịp, thì có thể gây sát thương lâu dài như khả năng cụt mất ngón… Do đó gia đình cần chú ý đến hiện tượng chân tay lạnh ở trẻ.
Trong một bài báo từ Romper, Daniel Ganjian, M.D. giải thích rằng chân tay tái tím thì phải kiểm tra thêm những vùng hay bộ phận khác của cơ thể như khuôn mặt, môi, lưỡi, ngực – nếu tất cả các bộ phận bình thường thì bàn tay hay bàn chân lạnh hoàn toàn vô hại. Nhưng nếu em bé có các bộ phận chuyển sang màu xanh hoặc lạnh, nó có thể là một chỉ báo về chức năng tim hoặc phổi, hoặc có thể em bé không nhận đủ oxy và lúc này cần đưa bé đến bệnh viện hay bác sỹ ngay.
Khị bé bị lạnh nên làm gì
- Khi có hiện tượng chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em, bạn hãy mặc quần áo dài tay và mang tất để che chỗ bị lạnh cũng như giúp cơ thể bé tự phân phối lại nhiệt. Tuy nhiên, tránh mặc đồ hay đắp chăn quá dày vì dễ khiến hơi bị bít không lưu thông được, đặc biệt là khi bé bị ra mồ hôi
- Khi chân tay bé bị lạnh, bạn có thể sử dụng một chiếc khăn mềm và thực hiện massage nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút để tạo nhiệt ấm cho bé
- Trước khi đi ngủ, bạn có thể cho bé ngâm cả chân vào tay vào nước ấm pha cùng với gừng muối sẽ giúp tăng hiệu quả làm ấm tốt hơn
- Cho trẻ tắm nắng định kỳ trong khoảng thời gian sáng sớm từ 6 giờ – 8 giờ 30 để tăng cường hấp thụ vitamin D, bổ sung canxi cho cơ thể
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cung cấp nhiều thực phẩm giàu chất sắt, chất xơ và vitamin, khoáng chất cho trẻ.
Nguồn tham khảo: Trẻ sốt cao tay chân lạnh có nguy hiểm không? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
- Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?
- Tác hại của việc ăn nhiều đường đối với trẻ em
- Sùi mào gà do tách bao quy đầu bé trai – các quy tắc mẹ cần nhớ!