12 điều mẹ cần thuộc nằm lòng về cách chăm sóc trẻ sơ sinh năm đầu đời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn từng nghe nói rằng tất cả những hoạt động của trẻ sơ sinh chỉ đơn giản là ăn, đại tiện, tiểu tiện, khóc và ngủ. Nghe có vẻ nhàn đúng không? Nhưng thực tế việc chăm sóc trẻ sơ sinh năm đầu đời sẽ không hề dễ dàng nếu bạn chưa nắm vững 12 điều này.

1. Cho trẻ ăn

Vì dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, nên bé cần được ăn thường xuyên một lần khoảng từ 30 đến 100gr. Dấu hiệu cho biết trẻ đói chính là những tiếng kêu khóc mạnh mẽ, cũng có trường hợp trẻ “tinh tế” hơn như mút tay, bĩu môi, hoặc quay mặt về phía vú hoặc bình sữa.

Trong vài ngày đầu tiên, trẻ sơ sinh thường giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể. Mặc dù điều này là bình thường, nhưng bạn nên cho bé ăn sau mỗi hai giờ hoặc lâu hơn cho đến khi bé trở lại cân nặng khi sinh.

Trẻ sơ sinh thường hay buồn ngủ, vì vậy bạn có thể cần đánh thức bé dậy để bú và khuyến khích bé thật nhẹ nhàng để tỉnh táo trong khi ăn. Hãy thử cởi tã, quần áo của bé , xoa đầu hoặc lưng hoặc nói chuyện với bé. Mục tiêu là để con của bạn trở lại cân nặng khi sinh trong hai tuần đầu tiên.

2. Trẻ bị ợ, nấc, nôn trớ

Trẻ sơ sinh cần thường xuyên được ợ, một số trẻ có thể tự ợ, và một số ít cần sự trợ giúp từ bạn. Nếu con bạn quấy khóc và không thoải mái sau khi bú thì đó là dấu hiệu cho biết trẻ đang cần được ợ.

Bạn có thể cho bé ợ khi chuyển vú cho bé, hoặc cứ sau 60gr – 100gr hoặc sau 10 đến 15 phút lúc bé đang ăn hoặc ăn xong. Sau một hoặc hai ngày cho ăn, bạn sẽ tìm thấy một hình thức phù hợp với con mình.

Không nhất thiết phải vỗ vào lưng bé bạn có thể xoa theo vòng tròn hoặc vỗ thật nhẹ lên lưng bé. Có một vài tư thế giúp bé ợ hơi như giữ đầu bé trên vai, hoặc để bé ngồi thẳng trên đùi bạn rồi dùng tay giữ ngực và cằm bé, hoặc đặt bụng bé xuống đùi bạn.

Đừng hoảng hốt vì bé nấc cụt hoặc nôn trớ. Nấc cụt là việc hết sức bình thường đối với trẻ sơ sinh và nó hoàn toàn không gây khó chịu cho trẻ. Tương tự như vậy, việc bé nôn trớ trong và sau khi cho ăn – dù là một lượng nhỏ hay toàn bộ sữa vừa uống là bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần nắm vững những điều này để việc chăm sóc trẻ sơ sinh năm đầu đời trở nên dễ dàng hơn.

3. Bài tiết của bé sơ sinh

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ mỗi ngày có ít nhất 5 cái tã ướt. Trẻ được cho uống sữa công thức thì nhiều hơn, tối đa khoảng 10 cái.

Số lần trẻ uống sữa mẹ đi đại tiện lại nhiều hơn trẻ uống sữa công thức vì dạ dày của trẻ phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Nhưng tần suất đi đại tiện của trẻ bú sữa mẹ lại rất dễ thay đổi: Một số ít sau bốn ngày đầu, việc đại tiện sẽ diễn ra trong hoặc sau khi bú.

Hãy theo dõi lịch đi tiểu và phân của bé vì khi đi khám tổng quát cho bé, bác sĩ có thể hỏi về nước tiểu và phân của bé (độ đặc, lỏng của phân) để từ đó xem xét nhu động ruột của bé khi kiểm tra đảm bảo tình trạng sức khỏe của trẻ.

4. Trẻ sơ sinh khóc

Trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ khóc. Tần suất, mức độ khóc và thời gian ở từng trẻ khác nhau thì sẽ khác nhau và chúng sẽ thay đổi theo thời gian.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong vài ngày đầu tiên, nhiều trẻ sẽ rất yên tĩnh và luôn ngủ. Nhưng đến hai tuần tuổi, trẻ sẽ thường khóc khoảng hai giờ mỗi ngày. Thời gian khóc thường tăng cho đến khoảng sáu đến tám tuần tuổi, sau đó bắt đầu giảm dần.

Theo thời gian, sẽ dễ dàng hơn để tìm ra lý do tại sao con bạn khóc. Tại thời điểm này, có thể là tã bẩn, đói, quá tải, không thoải mái. Tuy nhiên, sẽ có lúc bé khóc không rõ nguyên nhân và bạn sẽ phải làm điều gì đó để làm dịu bé.

Hãy đáp lại những tiếng khóc của bé bằng sự chú ý và tình cảm.

5. Giấc ngủ của trẻ

Chiếc bụng nhỏ luôn kêu gào đói sẽ không để bé ngủ đủ vài giờ trước khi ăn. Tuy nhiên, tất cả các giấc ngủ ngắn trong ngày cộng lại, bé sẽ ngủ được từ 16-18 giờ mỗi ngày. Bạn nên theo dõi thời điểm, thời gian và nơi bé ngủ để phòng trường hợp bác sĩ sẽ hỏi khi khám sức khỏe cho bé.

May mắn thay, trẻ sơ sinh có một khả năng tuyệt vời: có thể ngủ bất cứ đâu, trên xe hơi, trên người ẵm bé, trong nôi hoặc ngay trong vòng tay của bạn. Bất kể bé ngủ ở đâu và khi nào, hãy nhớ luôn đặt bé nằm ngửa và tháo tất cả chăn ra, cũng như các vật cản, gối, mền và đồ chơi để giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6. Trẻ thở định kỳ

Một thói quen khác của trẻ sơ sinh là thở định kỳ. Em bé của bạn có thể thở nhanh, dừng lại vài giây, sau đó bắt đầu thở lại. Mặc dù đây là trạng thái bình thường, nhưng đôi lúc nó cũng khá là đáng sợ.

Nếu gặp những dấu hiệu sau đây, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ:

- Bé khó chịu, càu nhàu trong miệng.

- Mũi nở to và thở mạnh.

- Co thắt ngực.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Thở nhanh liên tục.

- Có tiếng khò khè từ ngực.

- Hơi thở nặng nề, ồn ào.

- Tạm dừng hơn 10 đến 15 giây giữa các nhịp thở.

7. Tắm cho trẻ sơ sinh

Giữ bé sạch sẽ trong vài ngày đầu tiên việc cần thiết. Hiện tại, bạn không cần dùng đến bồn tắm trẻ em. Khi cuống rốn của trẻ còn chưa khô hẳn và rụng hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ trong việc tắm cho bé - hầu hết các bệnh viện đều khuyên không nên ngâm bé trong nước quá lâu. Tắm bằng bọt biển là đủ để giữ cho trẻ sơ sinh sạch sẽ trong một hoặc hai tuần đầu tiên. Thực tế, tắm quá nhiều có thể làm khô da bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sử dụng khăn ấm, ẩm hoặc khăn lau không mùi để lau nhẹ quanh nếp gấp cổ và các khu vực khác mà sữa mẹ, sữa công thức hoặc hơi ẩm có thể tích tụ, và kết thúc với bộ phận sinh dục của bé.

8. Quần áo của trẻ

Những bộ trang phục dễ thương dành cho bé là những bộ có thể mặc dễ dàng và thoải mái, co giãn và tốt cho giấc ngủ ngắn của bé. Bạn có thể cho trẻ mặc áo phông, báo bác sĩ, áo lót một mảnh, đồ ngủ, chăn quấn khi thời tiết trở lạnh hoặc vào ban đêm.

Nếu bé không thích mặc quần áo kéo qua đầu hoặc cuống rốn thì áo kiểu một mảnh kimono sẽ rất có ích. Trừ khi thời tiết trở nên rất lạnh, bạn mới hãy trùm mũ cho bé, mũ thật sự không cần thiết cho bé.

9. Những thiết bị cần thiết cho trẻ sơ sinh

Trong thời gian mang thai, hẳn bạn đã mua không ít đồ dùng dành cho trẻ. Đến thời điểm khi bé chào đời, có thể bạn lại không mấy dùng đến các đồ dùng ấy. Bạn chỉ cần một nơi an toàn để bé ngủ. Một chiếc xe đẩy được lắp đặt đúng cách cho bé, ghế dài, thảm hoạt động, đồ chơi và các thiết bị trẻ em khác cuối cùng sẽ có ích, nhưng đừng lo lắng về chúng trong tuần này. Nhu cầu sơ sinh của bạn ngay bây giờ đơn giản đến bất ngờ.

10. Cân bằng cảm xúc của mẹ - Điều quan trọng nhất trong thời gian mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh năm đầu đời 

Khi mang bé từ bệnh viện về nhà, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi và việc thích nghi với nó cần có thời gian. Trên thực tế có thể mất từ vài ngày đến vài tháng để có được sự cân bằng cảm xúc. Trong thời gian điều chỉnh này, hãy nhớ giảm thiểu mọi vấn đề “nên làm thế này, nên làm thứ kia” cho bé và cho bản thân.

Cơ thể của bạn đang cật lực đối phó với lượng hormone bất thường, các vết thương sau sinh, cùng với việc thiếu ngủ nghiêm trọng. Tâm trí của bạn đang thích nghi với giai đoạn mới của cuộc sống. Bạn có thể cười, khóc, thất vọng, phấn khích và cảm thấy vô số cảm xúc chỉ trong vài giờ - hoặc vài phút.

Và có lẽ bạn sẽ thấy rằng việc chăm sóc trẻ sơ sinh năm đầu đời – tuy đơn giản nhưng lại chiếm nhiều thời gian đến kinh ngạc. Bạn sẽ bị stress hoặc cầm cảm trong khi sinh, vậy nên nếu có những dấu hiệu của việc trầm cảm hay liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Đừng ngại khi nhờ bạn bè, người thân trong gia đình giúp đỡ việc chuẩn bị thức ăn, giặt đồ hay các công việc nhà để giảm các áp lực mình đang mang.

Trong lúc bé ngủ, hãy dành thời gian để chợp mắt, tắm, hoặc chỉ dành vài phút để xem tạp chí... Hãy làm bất cứ điều gì có thể giúp bạn thư giãn và lấy lại năng lượng cho mình.

11. Cơ thể của bạn

Cơ thể của bạn cũng đang trải qua những thay đổi lớn về thể chất. Khoảng 72 giờ sau khi sinh, sữa của bạn sẽ bắt đầu sản sinh nhiều. Thông thường, điều này trùng với ngày đầu tiên của bạn ở nhà. Cho đến thời điểm này, cơ thể bạn đã sản xuất ra sữa non giàu kháng thể, thường có màu vàng hơn sữa mẹ.

Bạn sẽ biết thời điểm sữa ra là lúc nào vì khi đó ngực của bạn trở nên đầy đặn, săn chắc và nặng hơn. Mặc dù nhiều người cho rằng việc cho con bú diễn ra tự nhiên, nhưng không có gì lạ khi đôi lúc bạn sẽ gặp phải sự cố. Ngay cả khi bạn được hướng dẫn ở bệnh viện thì khi về nhà bạn vẫn cần được hỗ trợ. Cho con bú có thể làm cho núm vú bạn đau. Hãy thử các vị trí khác nhau để giảm đau và đỡ bị nứt núm vú. Rửa ngực bằng nước, thoa kem lanolin nguyên chất sau khi cho con bú (không cần phải rửa kem trước khi cho con bú), bạn còn có thể sử dụng giọt sữa mẹ vắt ra như một loại kem dưỡng ẩm núm vú.

12. Những điều bạn cần biết khi cho con bú và cơ thể mẹ sau sinh

Nếu bạn không chắc bé có đói không, hãy chú ý xem bé có thực sự nuốt khi bạn cho bé bú hay không. Nếu chỉ đơn giản là bé cần được mút núm vú hãy thử thay thế bằng ngóng tay cái của bé để núm vú của bạn được nghỉ ngơi.

Trường hợp bạn đã quyết định không cho con bú, thì hãy nhận lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn cho con bú về cách tốt nhất để ức chế tiết sữa.

Khi bắt đầu ngừng cho con bú, bạn sẽ trải qua cơn đau. Sự khó chịu sẽ lên đến đỉnh điểm khoảng ba đến năm ngày sau khi sinh và từ từ giảm dần. Để đối phó với cơn đau tạm thời, hãy thử thuốc giảm đau không kê đơn, chườm túi nước đá và mặc áo ngực hỗ trợ.

Ngoài ra cơ thể của người phụ nữ sau sinh sẽ phải trải qua nhiều thay đổi khó chịu như: 

Khi bạn đi vệ sinh, sử dụng nước thay vì dùng giấy lau vì nó có thể gây đau. Nhiều phụ nữ bị táo bón nặng sau khi sinh nên cần phải uống thuốc làm mềm phân. Trong khoảng sáu tuần sau khi sinh, bạn có thể cần phải mang băng vệ sinh kích thước lớn để hút hết dịch có màu từ đỏ đến vàng đến trắng chảy ra.

Nếu bạn sinh mổ, thì bạn sẽ cần một người giúp đỡ trong hầu hết mọi chuyện trong ít nhất một tuần - từ các công việc gia đình cơ bản đến cho bé ăn và thay tã. Trên thực tế, nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân của họ không nên nhặt bất cứ thứ gì nặng hơn em bé cho đến khi họ được bác sĩ hoàn toàn đồng ý trong lần kiểm tra sau sinh đầu tiên.

Có lẽ bạn sẽ rời bệnh viện với một số loại thuốc giảm đau, và bạn cần phải theo dõi loại thuốc bạn dùng là gì và khi nào. Gọi cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy máu hoặc mủ rỉ ra từ vết mổ, vì bạn đã bị nhiễm trùng hoặc tụ máu bầm.

Hãy nhớ lấy điều này: bạn vẫn có thể sẽ mang thai thêm lần nữa. Nhưng đừng lo, bởi vì thông thường phải mất vài tuần - hoặc vài tháng - để cơ thể bạn phục hồi hoàn toàn.

Theo Baby Center 

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương