Các bước chăm sóc trẻ sơ sinh hằng ngày mẹ nào cũng cần biết

Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là đối với các mẹ lần đầu sinh con. Mẹ sẽ trải qua rất nhiều bỡ ngỡ và băn khoăn trong hành trình nuôi dạy con. Đừng quá lo lắng, thông qua sách báo và kinh nghiệm từ những mẹ đi trước, dần dần mẹ sẽ tích lũy được những kinh nghiệm nuôi dạy và chăm sóc bé cho riêng mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc trẻ sơ sinh hằng ngày như thế nào? Bé có những nhu cầu gì? Phải làm sao để bé khỏe mạnh và phát triển tốt? theAsianparent Vietnam sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này qua các nội dung dưới đây:

  • Giữ ấm cho trẻ
  • Ăn uống của trẻ
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ
  • 1 số hoạt động khác

Giữ ấm cho trẻ

Khả năng điều hòa thân nhiệt của trẻ sơ sinh còn non nớt và chưa hoàn chỉnh. Đây là điều cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Các mẹ nên lưu ý việc giữ ấm và duy trì thân nhiệt cho bé luôn ổn định.

  • Đảm bảo phòng bé nằm ấm áp, thoáng khí
  • Nơi bé nằm không có gió lùa
  • Hãy mặc quần áo cho bé đủ ấm, đắp chăn, đội nón, vớ tay/chân cho bé
  • Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé 4 lần mỗi giờ bằng nhiệt kế hồng ngoại hoặc bằng cách sờ vào tay, chân bé
  • Tắm nắng mỗi buổi sáng trước 9g sáng
  • Thường xuyên thay tã khi thấy ướt

Bạn đang tìm kiếm:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh để bé vào nếp ăn ngủ và tăng cân nhanh

Đọc vị ngôn ngữ cơ thể trẻ sơ sinh – 18 cử chỉ giúp mẹ thấu hiểu bé yêu

Chăm sóc trẻ sơ sinh hằng ngày qua việc ăn uống

Cho trẻ bú khi trẻ cần

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu, khi bé đói. Nhiều mẹ thường bắt đầu cho con bú khi thấy bé khóc. Tuy nhiên, khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.

Khoa học đã chứng minh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Chính vì thế nếu mẹ có đủ sữa thì hãy đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ 1 tuổi. Để có nguồn sữa dồi dào, mẹ hãy ăn nhiều bữa, ăn đủ các chất dinh dưỡng mà uống nhiều nước mỗi ngày. Ngoài ra cho bé bú nhiều cũng là cách để kích thích sữa ra nhiều hơn.

Các dấu hiệu cho thấy bé đã muốn bú: 

  • Ngọ nguậy đầu
  • Há miệng
  • Thè lưỡi
  • Cho bàn tay hoặc cả nắm tay vào miệng
  • Chụm môi như đang bú
  • Rúc vào ti mẹ
  • Thể hiện phản xạ tìm kiếm (miệng bé quay về phía có vật chạm vào má)

Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh

Các chuyên gia lý giải dạ dày em bé sơ sinh nằm ngang thay vì dọc như người lớn là do hệ tiêu hóa chưa phát triển. Dạ dày ở em bé sơ sinh nằm ngang và cao, các cơ còn yếu, hoạt động co thắt cơ chưa ổn định nên rất dễ nôn trớ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ nên đảm bảo trẻ luôn no đủ. Tuy nhiên, không nên cố cho trẻ bú quá nhiều. Trong ngày đầu tiên mới chào đời dạ dày bé chỉ chứa được 5-7ml, sang ngày thứ 3 chứa được khoảng 30ml. Trẻ 1 tuần tuổi dạ dày sẽ chứa được 60ml và sau 1 tháng sẽ chứa được khoảng 150ml.

Cách cho con bú

  • Ôm bé vào lòng, ngực bé áp vào ngực mẹ, bụng bé áp vào bụng mẹ, mũi bé ngang với núm vú.
  • Nhẹ nhàng đưa đầu vú chạm mũi hoặc môi bé để kích thích bé há to miệng.
  • Khi miệng bé há to, ôm bé vào ngực mẹ, tay mẹ vòng phía dưới người bé đỡ lưng và vai.
  • Nên cho bé ngậm cả quầng vú mẹ. Khi bé bú tốt, bé sẽ mút sâu và đều đặn.
  • Nếu mẹ cho bé bú không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bị đau nhức đầu vú. Khi đó, hãy ngưng cho bé bú một lúc rồi cho bé bú lại.
  • Mẹ nên chú ý việc thay đổi mỗi bên vú khi cho bé bú.

Chăm sóc trẻ sơ sinh qua việc vệ sinh cá nhân cho trẻ

Tắm

Chuẩn bị cho bé một chậu tắm bằng nhựa, một ghế gập nhỏ bằng vải xốp để đặt bé khi tay mẹ mỏi. Nước cho bé tắm dù mùa hè hay mùa đông nên duy trì ở nhiệt độ 37 độ C. Nếu nước nóng quá sẽ gây ra các vết bỏng rát trên da bé, mẹ dùng lòng bàn tay xoa nhẹ.

Các khăn tắm phải sạch sẽ, nếu không đó sẽ là nơi cung cấp mầm gây bệnh kí sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gội đầu

Mẹ nên gội cho trẻ bằng dầu gội hàng ngày trong 4 tháng đầu tiên để nhằm loại bỏ lớp da cáy. Mẹ nhớ xoa nhẹ nhàng đầu bằng dầu thích hợp rồi dội thật nhẹ, từ từ lên đầu bé.

Thay quần áo

Ngay sau khi tắm, mẹ nên quấn và lâu khô người trẻ bằng khăn mềm. Sau khi khăn hút hết ẩm, mẹ mới bắt đầu thay quần áo cho trẻ.

Sau khi bôi kem chống hăm và thay tã mới, mẹ hãy nhanh chóng mặc áo quần cho trẻ để con không bị lạnh.

Quần áo cho trẻ nên là quần áo tay dài, được làm bằng chất liệu an toàn, thoáng mát, hút mồ hôi tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay tã

Mỗi khi bé tiêu, tiểu, chú ý vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm và thay tã cho bé. Chú ý không quấn tã quá chặt sẽ dễ gây hăm da.

Trước khi mặc tã mới, mẹ có thể bôi kem chống hăm để vùng kín của bé được bảo vệ khỏi phân và nước tiểu.

Bạn đang tìm kiếm:

Cố nắn chân cho trẻ sơ sinh có phải là mẹ đang hại con?

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo nghiên cứu của WHO

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vệ sinh vùng kín

Việc vệ sinh vùng này thường xuyên là rất tốt, giúp bảo vệ da của bé, bởi trong phân và nước tiểu có chứa axit và các vi khuẩn gây hại. Cần chú ý làm khô bé với khăn tắm thấm nước bằng những cái vỗ vỗ nhẹ liên tiếp, đặc biệt chú ý đến những nếp gấp ở bẹn.

Cơ quan sinh dục của bé cũng cần được chăm sóc kĩ lưỡng. Đối với một bé gái, sử dụng miếng gạc hay vải cotton ướt không có xà phòng vệ sinh trong mọi nếp gấp (kể cả những mép âm đạo) và theo hướng từ âm hộ xuống hậu môn.

Đối với bé trai, rửa sạch với một miếng gạc giấy hay vải cotton ướt không xà phòng, làm sạch dương vật cũng như phần đầu của quy đầu, khi tiến hành phải thật nhẹ nhàng. Mẹ nên tránh vén bao quy đầu khi bé chưa được 4 tháng tuổi.

Trong trường hợp có những nốt đỏ, trầy xước, hãy dùng thuốc mỡ hay nước rửa vệ sinh để bảo vệ và làm dịu các biểu bì ở mông.

Vệ sinh cuống rốn

Cuống rốn sẽ tự rụng trong khoảng 5 - 15 ngày. Rất nhiều bác sỹ khuyên các bà mẹ chú ý vệ sinh đến vùng nhạy cảm này (bôi iodine ở phần cuối của cuống rốn). Ngoài ra, mẹ nên luôn để thoáng khí để cuống rụng nhanh. Chú ý, khi quấn tã không động đến vùng này. Khi cuống rốn rụng, vết sẹo nhỏ sẽ nhanh chóng liền lại. Mẹ lưu ý điều này khi chăm sóc bé sơ sinh nhé.

Nếu thấy có các biểu hiện bất thường như cuống tấy đỏ, có mủ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vệ sinh mắt

Khi mới sinh, đôi mắt của bé rất yếu ớt, lông mi thường bị dính vào buổi sáng. Mẹ hãy dùng một miếng gạc (bông) tiệt trùng tẩm nước muối sinh lý 90/00 để lau sạch mắt cho bé. Mỗi bên, mẹ hãy dùng một miếng riêng biệt. Mẹ hãy bắt đầu từ vùng sạch nhất để tránh dây ghèn mắt ra các khu vực khác.

Đừng quá lo lắng khi thấy ghèn mắt màu trắng, đôi khi có kèm với ít máu. Đó không phải là triệu trứng của nhiễm trùng. Nguyên nhân là do việc giảm progesteron lấy từ cơ thể mẹ khi còn trong bụng mẹ nên chúng sẽ tự biến mất. Để yên tâm hơn, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Vệ sinh mũi

Thường xuyên lau mũi cho bé bằng những miếng bông nhỏ khử trùng, tẩm nước muối sinh lý 90/00. Mỗi bên lỗ tai mẹ hãy dùng một miếng bông vệ sinh riêng. Cần hết sức cẩn thận khi đưa miếng bông vào  trong cánh mũi, ngoáy thật nhẹ để lấy hết các chất nhớt.

Vệ sinh tai

Không được sử dụng các dụng cụ cứng và có đầu nhọn để làm sạch vành và lỗ tai. Mẹ hãy chọn một tăm bông đầu nhỏ, làm thật khéo, nhẹ nhàng để không làm thủng màng nhĩ của bé. Khi thao tác, mẹ cần giữ đầu của bé thật chắc. Điều này để tránh bé ngọ nguậy, khiến việc vệ sinh không an toàn.

Vệ sinh móng tay

Trong tháng đầu, mẹ không nên cắt móng tay. Mẹ chỉ nên kiểm tra và quan sát tay bé.

Sau 1 tháng. nếu móng tay bé quá dài hay gãy thì cần bấm móng tay của bé ngay. Mẹ hãy dùng những chiếc bấm móng tay thật sắc, đầu tròn phù hợp. Lưu ý, nên tránh để lại những miếng mẩu móng tay thừa ở hai bên móng. Đó có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm và đặc biệt không nên cắt móng tay quá ngắn.

Chăm sóc trẻ sơ sinh hằng ngày qua một số hoạt động khác

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Mẹ đừng nên bỏ qua bước này trong quy trình chăm sóc trẻ sơ sinh hàng ngày. Tắm nắng vô cùng có lợi cho trẻ. Ánh nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy da sản sinh ra vitamin D3. Đây là một dưỡng chất quan trọng trong việc cấu thành canxi và phốt pho - 2 thành phần chủ chốt của xương, răng.

Thời gian tắm nắng lý tưởng nhất cho trẻ sơ sinh là từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều và tốt hơn hết.

Chơi đùa cùng bé

Đối với trẻ nhỏ, thời gian chơi đùa của bé là lúc được mẹ âu yếm, vuốt ve. Mẹ hãy tranh thủ lúc trẻ tỉnh táo mà nói chuyện với con. Việc này sẽ giúp bé phát triển trí não tốt hơn. Khi nói chuyện, mẹ nên dùng nhiều điệu bộ đáng yêu, ngữ điệu khác nhau để thu hút sự chú ý của bé. Đồng thời, mẹ nên kề sát mặt với bé. Do ở độ tuổi này, bé chỉ nhìn thấy được những vật thể nằm trong cự ly 20-30 cm.

Tuy nhiên, mẹ nên nhớ trẻ sơ sinh rất mau buồn ngủ. Khoảng 20-30 phút sau khi chơi đùa, bé đã bắt đầu buồn ngủ. Mẹ hãy chú ý những biểu hiện của bé để trả bé về với giấc ngủ của mình.

Ngoài ra mẹ cũng đừng quên cho trẻ làm quen với sách, hình ảnh, đồ chơi nhiều màu sắc để kích thích giác quan, rèn luyện kỹ năng cầm nắm và vận động cho bé. Đây sẽ là những hoạt động tuyệt vời để ba mẹ và người thân thực hiện cho bé. Tuy nhiên đừng quên dọn dẹp hết sách vở, đồ chơi xung quanh nơi ngủ của bé sau khi chơi xong để hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra nhé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là đối với các mẹ lần đầu sinh con. Mẹ sẽ trải qua rất nhiều bỡ ngỡ và băn khoăn trong hành trình nuôi dạy con. Đừng quá lo lắng, thông qua sách báo và kinh nghiệm từ những mẹ đi trước, dần dần mẹ sẽ tích lũy được những kinh nghiệm nuôi dạy và chăm sóc bé cho riêng mình.

Hy vọng mẹ đã ghi chú lại được cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z. Trên hết, mẹ nên dành nhiều thời gian bên trẻ để phát triển tình cảm và sức khỏe cho bé toàn diện.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Momaya