CHĂM BÉ SƠ SINH 1 THÁNG tuổi - 6 lúng túng của mẹ chăm con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc bé 1 tháng tuổi là thử thách với không ít các ông bố bà mẹ bởi trẻ còn quá non nớt và nhạy cảm. Những bí quyết chia sẻ từ bác sĩ nhi sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ dàng hơn khi chăm con trong thời gian này.


Giải đáp thắc mắc dành cho mẹ chăm Bé sơ sinh 1 tháng tuổi

Những lo lắng thái quá và kiêng cữ sau sinh theo quan niệm dân gian khiến nhiều mẹ cảm thấy không thoải mái và vất vả hơn khi chăm bé. Với những giải đáp của các bác sĩ nhi dưới đây, mẹ sẽ yên tâm tự tin rằng mình đang chăm con tốt nhất có thể.

1. Có nên cho bé sơ sinh 1 tháng tuổi nằm phòng điều hòa hoặc máy sưởi?

Bé mới chào đời hoạt động chính là ăn với ngủ nên hầu như nằm trong phòng là nhiều. Tuy vậy, nếu giữ rịt trẻ và cho con nằm điều hòa hoặc máy sưởi 24/24 giờ không hề tốt cho sức khỏe bé.

Môi trường khép kín sẽ dễ khiến cho vi khuẩn gây bệnh lây lan, xâm nhập vào cơ thể trẻ. Vì vậy, nếu mùa hè bật điều hòa hay mùa đông bật sưởi thì mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Đảm bảo nhiệt độ phòng ổn định cho bé từ 27-28 độ C.

– Nên thường xuyên mở cửa phòng cho thông thoáng, để ánh sáng tràn vào phòng, giúp con phòng tránh nhiễm bệnh, hệ miễn dịch yếu ớt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Tránh để con nằm ở vị trí có luồng gió của máy điều hòa phả vào người con.

– Tuyệt đối không để bé bị thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến con dễ ốm.

– Có thể bế bé đi dạo quanh nhà hoặc ngoài vườn nơi có không khí trong lành, không quá nhiều gió.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc bé 1 tháng tuổi

2. Nên cho bé tắm nắng như thế nào là tốt nhất?

Phơi nắng là hoạt động cần thiết cho các bé sơ sinh, đặc biệt là trẻ trong 3 tháng đầu đời. Tuy nhiên, vì bé 1 tháng tuổi vẫn còn rất non nớt nên mẹ cần thực hiện cách phơi nắng hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất cho con.

  • Bé chỉ nên được phơi nắng từ 10 ngày tuổi trở đi.
  • Thời gian phơi nắng nên bắt đầu từ ít đến nhiều. Chẳng hạn ban đầu chỉ cần 3-5 phút sau đó tăng dần lên 10 phút.
  • Mẹ cần phơi nắng cho bé vào buổi sáng sớm, trước 9 giờ sáng.
  • Nên phơi nắng từng phần cho con chứ không nên cởi bỏ hết quần áo 1 lúc sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
  • Tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt con, gây nguy hiểm.

Chăm sóc bé 1 tháng tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Có cần thiết phải lên lịch trình sinh hoạt cho bé 1 tháng tuổi?

Mặc dù bé sơ sinh 1 tháng tuổi còn rất nhỏ. Hoạt động của con chủ yếu là ăn, ngủ và ị. Tuy vậy, việc lập một thời gian biểu sinh hoạt phù hợp với độ tuổi của con là điều cần thiết nếu mẹ muốn bé có nếp ăn, ngủ ngoan ngay từ sớm.

Đọc thêm bài: Lịch sinh hoạt dành cho bé sơ sinh 3 tháng đầu đời

4. Bé sơ sinh 1 tháng tuổi hay bị nôn trớ, mẹ phải làm sao?

Dạ dày bé 1 tháng tuổi còn rất nhỏ và nằm ở vị trí ngang chứ chưa giống như người lớn. Vì vậy nếu con bú quá no cộng với nuốt nhiều hơi thì trẻ sẽ rất dễ bị nôn trớ sữa. Để phòng tránh điều này, mẹ chỉ cần lưu ý rằng:

  • Luôn vỗ ở hơi cho bé giữa cữ ăn và sau khi ăn xong.
  • Để con ăn từ từ và không mút quá nhanh, dễ dẫn đến trớ và sặc sữa.
  • Khi cho con ăn, cần ngồi bế bé ăn.

Chăm sóc bé 1 tháng tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Mẹ luôn lo lắng về việc chăm sóc rốn của bé

Vệ sinh rốn cho bé 1 tháng tuổi không quá khó như nhiều bố mẹ tưởng tượng. Điều quan trọng nhất là cách mẹ vệ sinh rốn sao cho hợp lý, vệ sinh và an toàn.

Vậy nên mẹ nên:

  • Không cần bịt kín cuống rốn của con cả ngày.
  • Hoàn toàn có thể tắm cho bé khi cuống rốn chưa rụng.
  • Sử dụng dung dịch lau cuống rốn hoặc miếng cồn y tế để vệ sinh cho con sau khi tắm xong.
  • Luôn luôn để cuống rốn khô ráo và không cọ sát vào bỉm tã.

6. Thay đổi thời tiết thì nên chăm sóc bé 1 tháng tuổi như thế nào?

Giao mùa, nhiệt độ giảm kéo theo nhiều dịch bệnh về đường hô hấp dễ bùng phát. Các bé 1 tháng tuổi đang trong giai đoạn hệ miễn dịch yếu ớt sẽ dễ bị mắc bệnh hơn các lứa tuổi khác.

Do đó, mẹ cần chú ý các vấn đề sau:

Cho bé đi tiêm phòng đúng lịch để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ.

Trời lạnh vẫn nên tắm rửa cho bé nhưng chỉ cần tắm khoảng 2 lần/tuần là đủ. Đảm bảo phòng tắm kín gió và nên sử dụng máy sưởi trong khi con tắm.

Nếu bé bắt đầu có hiện tượng ngạt mũi thì cần sử dụng nước muối sinh lý, nhỏ mũi và day 2 bên cánh mũi để giúp con dễ thở hơn. Trẻ sơ sinh ngạt mũi sẽ rất dễ bỏ ăn và quấy khóc.

Dù mùa đông nhưng cơ thể trẻ vẫn có thể ra mồ hôi. Mẹ cần đảm bảo người con luôn khô ráo, mặc quần áo đủ ấm để tránh đổ mồ hôi sẽ dễ bị nhiễm lạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dù là mẹ hay người thân trong nhà thì cũng cần rửa tay vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé. Ngoài ra, nên tránh để người lạ hoặc người có biểu hiện ốm đau tiếp xúc với trẻ.


Theo The Asianparent Thái Lan 

Bài viết của

Minh Hương