Chị em bị cao huyết áp cần lưu ý gì khi muốn mang thai?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cao huyết áp có mang thai được không là nỗi băn khoăn, trăn trở của nhiều chị em đang có ý định mang thai, đặc biệt đối với những ai đã có bệnh cao huyết áp.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số kiến thức về vấn đề tăng huyết áp khi mang thai và các lưu ý cho mẹ bầu.

Định nghĩa về huyết áp?

Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch, là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. 2 chỉ số của huyết áp bao gồm:

  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp đưa máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn nghỉ giữa 2 lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực đẩy máu từ tim.

Tìm hiểu về bệnh lý cao huyết áp

Huyết áp cao là bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao, gây ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim...

Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp dưới 120/mmHg được coi là mức bình thường. Nếu huyết áp luôn giữ ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là hiện tượng cao huyết áp.

Ngoài ra, mức tiền cao huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu >120-139 mmHg và huyết áp tâm trương >80-89 mmHg.

Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp gồm có nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ nhẹ,... Một số người có triệu chứng nặng hơn như đau nhói vùng tim, suy giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, xuất hiện cảm giác hồi hộp, hốt hoảng và hiện tượng đánh trống ngực.

Cao huyết áp có mang thai được không?

Phụ nữ bị tăng huyết áp cần cân nhắc trước khi mang thai

Huyết áp cao chính là nguyên nhân gây ra các bệnh tiểu đường, bệnh thận, các bệnh về tim mạch... Những người có ý định mang thai cần nắm rõ tình trạng huyết áp của mình để có sự chuẩn bị tốt nhất khi mang thai.

Phụ nữ bị tăng huyết áp đang trong thời gian thai kỳ lại càng nguy hiểm hơn vì tăng huyết áp cũng là nguyên nhân chính gây các biến chứng như phù thũng, sinh non...

Đối với thai phụ, tăng huyết áp có thể dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong. Do ảnh hưởng của tăng huyết áp đối với người mẹ, thai nhi có thể chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở, chết non hoặc sinh thiếu tháng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ và đo huyết áp trong mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai thì phải điều trị ổn định tùy theo nguyên nhân gây cao huyết áp cũng như tuân thủ chế độ ăn uống vận động, luyện tập đều đặn hằng ngày.

Các thể tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

Tăng huyết áp thai kỳ:

Tăng huyết áp xảy ra ở thai kỳ nhưng không có dấu hiệu tiền sản giật khác. Huyết áp có thể trở lại bình thường sau sinh 12 tuần hoặc trở thành tăng huyết áp mạn nếu huyết áp tiếp tục tăng sau đó.

Tiền sản giật:

Thường xảy ra sau tuần thứ 20 ở thai phụ có huyết áp bình thường trước đó, được chẩn đoán dựa vào protein niệu và HATT>140mmHg hoặc HATTr>90mmHg.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên hơn trong lần mang thai đầu tiên, phụ nữ mang đa thai, thai trứng, thai phụ được chuẩn đoán bị hội chứng kháng phospholipid hoặc tăng huyết áp mạn tính, bệnh thận hoặc đái tháo đường.

Tiền sản giật thường liên quan với chậm phát triển thai do suy nhau và là nguyên nhân thường gặp của sinh non.

Tăng huyết áp mạn tính: l

Là huyết áp >140/90 mmHg trước tuần thai thứ 20 hoặc chỉ sau tuần thai thứ 20 nhưng kéo dài đến 6 tuần sau sinh.

Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn tính:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khả năng xảy ra cao khi phụ nữ bị tăng huyết áp có thêm protein niệu lần đầu hoặc phụ nữ vốn đã bị tăng huyết áp nay lại tăng đột ngột huyết áp hoặc protein niệu, giảm tiểu cầu hoặc tăng men gan.

Có cách nào giúp hạ huyết áp trong thai kỳ không? 

Ngoài việc đi khám định kỳ, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách tự nhiên giúp làm giảm huyết áp sau đây.

Thay đổi lối sống và sinh hoạt:

Luôn vận động:

Cố gắng tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, mẹ có thể thử bài tập đi bộ hoặc bơi lội với cường độ thấp. Mẹ bầu cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình tập luyện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kiểm soát cân nặng:

Áp dụng chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục thường xuyên để kiểm soát sự tăng cân trong thai kỳ.

Giảm căng thẳng:

Stress có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp nên mẹ bầu cần tránh làm việc quá sức, căng thẳng, trầm cảm khi mang thai và áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền hoặc Yoga. Trong suốt thai kỳ mẹ nên giữ tâm trạng vui tươi, ổn định có lợi cho sức khỏe cả mẹ và bé.

Tập thở có kiểm soát:

Sử dụng kỹ thuật thở bằng cơ hoành để làm dịu cơ thể và giảm căng thẳng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nghe nhạc.

Không hút thuốc lá.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Tránh muối và thực phẩm nhiều natri.
  • Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt.
  • Bổ sung thực phẩm giàu kali vào thực đơn hàng ngày.
  • Ăn nhiều socola đen. Bên cạnh tác dụng cho sức khỏe socola đen còn có công dụng giảm căng thẳng và trầm cảm tuyệt vời cho mẹ.
  • Tránh uống rượu và đồ uống chứa caffein.
  • Bổ sung đậu nành và các sản phẩm sữa ít chất béo vào chế độ ăn.

Lời kết

Cao huyết áp có mang thai được không? Mặc dù bị cao huyết áp có thể mang lại một số nguy cơ cho mẹ khi mang thai nhưng nếu có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý thì mẹ cũng có thể phòng tránh được phần nào tác hại của cao huyết áp cho mẹ và bé.

Mẹ lưu ý duy trì trạng thái tâm lý ổn định, đừng quá lo lắng khi chẳng may có bị cao huyết áp mà đang mang bầu nhé. Chúc các mẹ bầu luôn giữ được sức khỏe và tinh thần tích cực trong khi mang thai.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bài viết của

ZinVi