Ba mẹ cần phát hiện con chậm phát triển ngôn ngữ từ sớm để có cách khắc phục kịp thời

Mặc dù ngôn ngữ không quyết định toàn bộ sự thành công của trẻ sau này, giao tiếp mạch lạc và lưu loát sẽ giúp trẻ dễ dàng đạt được những gì mình mong muốn hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là việc vô cùng cần thiết để ba mẹ có thể giúp con hoà nhập với môi trường xung quanh nhanh hơn. Tuy nhiên nếu bé đã hơn 2, 3 tuổi mà vẫn chậm phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là chậm nói, thì điều đó sẽ gây cản trở cho quá trình phát triển của bé sau này. Ba mẹ cần làm gì ở trường hợp này?

Trẻ như thế nào được coi là chậm phát triển ngôn ngữ?

Ngôn ngữ được biểu đạt bằng việc tiếp thu thông tin và phản ứng lại thông tin đó. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là việc trẻ tiếp nhận thông tin chậm, hoặc/và gặp khó khăn trong việc diễn đạt lại ý mình muốn nói, sử dụng ngôn từ kém.

Ban đầu, hội chứng này sẽ không gây ảnh hưởng đến trẻ ngay. Thế nhưng theo thời gian, khi trẻ ngày một lớn hơn, rào cản này cũng sẽ tăng lên, gây khó khăn cho việc tiếp xúc xã hội của trẻ. Vì thế, bạn cần có nhận thức về vấn đề này và khắc phục cho trẻ ở độ tuổi càng nhỏ càng tốt.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Mỗi bé phát triển ngôn ngữ của mình theo một hướng riêng biệt dựa trên yếu tố bên trong bản thân bé và sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Một số bé không ưu tiên phát triển trí thông minh này mà thay vào đó bé sẽ có sự nhạy bén với những hoạt động thể chất hoặc phát triển trí thông minh logic-toán học…

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, mỗi trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, những dấu hiệu tiêu biểu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bé không bập bẹ khi từ 12 đến 15 tháng tuổi
  • Con không hiểu được những câu yêu cầu đơn giản khi 18 tháng tuổi
  • Không nói khi được 2 tuổi
  • Bé nói không thành câu khi bước sang 3 tuổi
  • Trẻ không thể kể lại một câu chuyện đơn giản khi 4 đến 5 tuổi
  • Bé có thể nói lắp

Những nguyên nhân gây ra chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Môi trường tiếp xúc của trẻ (nguyên nhân phổ biến nhất)

Ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ khi có môi trường phù hợp. Chính vì vậy, ở những trẻ kém phát triển ngôn ngữ, những yếu tố về môi trường nuôi dạy trẻ thường có những vấn đề sau đây:

  • Người lớn chỉ chăm chăm phát triển thể chất cho trẻ như kỹ năng đi, đứng…, ăn uống đủ chất… mà quên đi việc dạy trẻ kỹ năng về ngôn ngữ, diễn đạt
  • Bố mẹ/người lớn ít khi nói chuyện với trẻ/ ngược đãi trẻ khiến trẻ dần mất đi động lực giao tiếp
  • Việc trẻ chơi thường xuyên với những anh chị trong nhà trong khi khả năng giao tiếp của những đứa trẻ đó quá tốt, cũng làm cho trẻ trở nên “lười” giao tiếp, vì không phải nói quá nhiều vẫn đạt được những thứ mình muốn.
  • Ngược lại, những bé không hoặc ít có cơ hội giao tiếp với các trẻ khác cũng có khả năng bị chậm phát triển ngôn ngữ
  • Chất lượng sống của bé bị hạn chế: nghèo đói, suy dinh dưỡng, thiếu sự quan tâm, chăm sóc…
  • Lớn lên trong môi trường giao tiếp bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ khiến trẻ bối rối trong cách chọn ngôn từ
  • Trẻ song sinh hoặc cách nhau quá ít tuổi. Trường hợp này, cha mẹ thiếu thời gian chăm sóc và nuôi dạy đồng đều cho các con, cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Thính giác của trẻ có vấn đề

Việc trao đổi thông tin chủ yếu dựa trên hoạt động nghe và nói. Khi khả năng nghe của trẻ có vấn đề, trẻ sẽ khó tiếp thu những gì người khác nói và tương tự, những gì bé nói ra cũng bị ảnh hưởng. Nhìn chung, vấn đề khiếm thính tỷ lệ thuận với vấn đề chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ bị khiếm thính bẩm sinh hoặc bị điếc càng bị chậm ngôn ngữ.

Vấn đề về não bộ của bé

Nếu nguyên nhân trẻ chậm nói thuộc về thể chất của trẻ, phần lớn vấn đề liên quan đến bộ não và hệ thần kinh trung ương của trẻ. Những khiếm khuyết về hệ thống thần kinh chiếm tới 50% nguyên nhân gây nên những hạn chế về ngôn ngữ ở trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chậm phát triển não bộ: Đây là sự chậm phát triển của quá trình xử lý thần kinh trung ương mà nhờ đó trẻ mới có thể nói.
  • Bé có tổn thương về não bộ (chẳng hạn như bị khuyết tật ống thần kinh, bị viêm màng não…)
  • Bại não (có rất nhiều nguyên nhân gây bại não)
  • Mù bẩm sinh cho dù không có dấu hiệu khiếm khuyết về tư duy thần kinh khác
  • Hội chứng hạn chế năng lực biểu đạt ngôn ngữ: Không có khả năng nói hoặc viết, mặc dù có khả năng hiểu được ngôn ngữ.
  • Tự kỷ

Bé chậm phát triển trí tuệ

  • Vấn đề này có thể liên quan đến di truyền, trong quá trình mang thai (người mẹ hút thuốc, dùng ma tuý, uống rượu, bị rubella…) hoặc khi sinh ra không may bé mắc phải (có thể do sinh non).
  • Bên cạnh đó, bé bị chấn thương não do tai nạn giao thông; hoặc ngã từ trên cao xuống cũng có thể là nguyên do khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Chậm phát triển trí tuệ khiến bé khó ghi nhớ, tập trung, kém suy luận… và vì vậy, bé cũng sẽ có vấn đề về việc sử dụng ngôn ngữ.

Can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ để bé tự tin hoà nhập hơn

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống. Hãy cho bé cơ hội giao tiếp và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, càng sớm càng tốt.

Giai đoạn sơ sinh đến 18 tháng tuổi

  • Bắt đầu nói chuyện với bé ngay từ khi mới sinh. Trẻ đã quen với tiếng nói của bố mẹ từ khi còn nằm trong bụng mẹ; và khi ra đời, khả năng nghe của bé sẽ càng phát triển cao hơn, bé sẽ nghe được nhiều kiểu âm thanh hơn.
  • Hãy đáp lại tiếng gừ gừ hay lời bi bô của bé.
  • Chơi với bé các trò đơn giản như ú òa.
  • Lắng nghe bé và nhìn bé khi con nói chuyện với bạn. Cho bé thời gian để đáp lời bạn (nhẩm đếm tới 5 hoặc 10 trước khi bạn phá vỡ sự im lặng).

Khi bé đã nói được những câu đơn giản (từ 18 tháng tuổi trở lên)

  • Ba mẹ hãy đọc truyện cho bé nghe với việc chọn sách phù hợp với lứa tuổi của con. Nếu bé không thích nghe lời thoại thì giải thích các hình vẽ cho bé.
  • Hãy hát cho bé nghe, có nền nhạc là tốt nhất. Việc học các bài hát mới giúp trẻ học thêm từ mới và sử dụng các kỹ năng ghi nhớ, nghe và thể hiện ý tưởng bằng từ ngữ.
  • Mở rộng câu nói của bé. Ví dụ bé nói “ô tô”, bạn có thể nhắc con: “Con muốn lấy ô tô!”.
  • Nên nói chuyện thật nhiều với bé. Hãy nói cho con biết bạn đang làm gì trong khi làm các việc nhà.
  • Khuyến khích bé kể truyện và chuyện trò với các bạn nhưng đừng tìm cách bắt bé phải nói.
  • Tổ chức các buổi đi chơi. Điều này giúp bạn có thêm thông tin thú vị để nói với con trước, trong và sau buổi đi chơi.
  • Cho con xem các bức ảnh gia đình và giải thích về các bức ảnh đó.
  • Trả lời con mỗi khi con nói, coi đó như phần thưởng cho việc con nói.
  • Đặt cho con thật nhiều câu hỏi.
  • Dùng cử chỉ cùng với lời nói khi giao tiếp với bé.
  • Đừng sửa lỗi ngữ pháp của con. Thay vào đó, bạn chỉ cần dùng câu có ngữ pháp đúng để minh họa.
  • Chơi riêng với bé và nói về các đồ chơi hay trò chơi hai mẹ con đang chơi.
  • Cho bé chơi với các bạn có khả năng ngôn ngữ nhỉnh hơn một chút.
  • Nếu thử đủ mọi cách mà con tiến bộ chậm, đừng ngần ngại hỏi ý kiến các chuyên gia để có sự trợ giúp kịp thời.

Lời kết

Mặc dù ngôn ngữ không quyết định toàn bộ sự thành công của trẻ sau này, giao tiếp mạch lạc và lưu loát sẽ giúp trẻ dễ dàng đạt được những gì mình mong muốn hơn. Việc can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ giúp con bạn khắc phục khiếm khuyết và dễ dàng hoà nhập với xã hội khi lớn lên. Bố mẹ hãy luôn là người bạn đồng hành cùng con, hướng dẫn con bước đi đúng trên đường đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi