Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 6 thai kỳ
Vào tuần thứ 6 thai kỳ, mẹ sẽ nhận thấy những sự phát triển bước đầu của cơ thể bé.
Thai 6 tuần có kích thước lớn bằng tầm một hạt gạo. Mang thai 6 tuần làm mẹ cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn nhiều hơn. Mẹ sẽ thắc mắc thai 6 tuần có tim thai chưa? Nếu chưa có tim thai thì có nguy hiểm không?
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Quá trình phát triển của thai nhi 6 tuần
- Thai nhi 6 tuần tuổi đã có tim thai chưa? 6 tuần chưa có tim thai có sao không?
- Lưu ý chăm sóc cho mẹ
- Những việc cần làm
Quá trình phát triển
Tuần thai thứ 6, cơ thể bé sẽ có những sự thay đổi sau đây:
- Tim của bé đập khoảng 150 lần/phút, gấp đôi nhịp đập trung bình của tim một người trưởng thành, và sẽ duy trì như vậy đến khi chào đời.
- Tim bắt đầu bơm máu, hệ tuần hoàn tiếp tục phát triển và nâng cao.
- Phôi thai hiện tại sẽ trông bớt giống nòng nọc hơn. Các đường nét khuôn mặt bắt đầu thành hình: những “chấm” đen tí xíu là mũi và lỗ mũi, hai vết hõm bên đầu là hai tai của bé.
- Các chi vẫn mang hình dáng mái chèo, tuy nhiên bé đã có thể dùng chi tạo ra một số cử động nhỏ rồi.
Mẹ đã biết chưa?
Thai nhi 6 tuần tuổi đã có tim thai chưa?
Ở tuần thai thứ 6, tim thai bắt đầu hoạt động, nhịp tim đập với tốc độ gần gấp đôi nhịp tim bình thường của người lớn, khoảng 120-160 lần/phút.
Tuy nhiên vẫn có không ít mẹ bầu mang thai 6 tuần nhưng vẫn chưa nghe được tim thai của con. Đây là việc bình thường và mẹ đừng nên lo lắng. Tùy vào mức độ phát triển của mỗi bé mà thời gian xuất hiện tim thai cũng khác nhau, có thể tuần thứ 8 hoặc 10 thì mới có tim thai.
Nguyên nhân của việc chênh lệch này có thể là do việc tính tuổi thai bị sai lệch. Ngoài ra có thể do yếu tố về gen làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Trường hợp tuổi thai đã được tính chính xác nhưng vẫn không thấy tim thai ở tuần thứ 8 thì có khả năng thai bị chết lưu. Để xác định thai chết lưu hay không cần thử beta hCG thông qua xét nghiệm máu.
Một tim thai khỏe mạnh sẽ có nhịp đập dao động từ 120-160 nhịp/phút. Nếu nhịp tim đập dưới 120 hoặc vượt quá 160 nhịp/phút là do tình trạng thiếu oxy của thai nhi.
Chưa có phôi thai có sao không?
Phôi thai được hình thành vào tuần thứ 5 (từ thời điểm thụ tinh) và phát triển trong vòng 6 tuần, sau đó sẽ hình thành cấu trúc hoàn thiện hơn được gọi là là thai nhi.
Thông thường, sau khi phụ nữ mang thai khoảng 5 – 6 tuần, trứng đã thụ tinh sẽ có phôi thai và túi thai rộng khoảng 18mm. Thai 5 6 tuần chưa có phôi thai thì vẫn có túi thai và phát triển, gọi là thai trứng trống.
Nếu tiếp tục không tìm thấy phôi thai ở tuần thứ 8 – 13 thì có thể kết luận là bất thường và chỉ là một túi thai rỗng không có phôi thai.
Vì vậy, mang thai 6 tuần siêu âm chưa có thấy túi thai bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám và quay lại siêu âm lại vào tuần thai tiếp theo.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu
- Lúc này, nhiều người có lẽ chỉ vừa “chấp nhận” là họ đang thật sự mang thai. Điều này dễ dẫn đến những giờ phút xúc động quá trớn không lường trước được. Và đừng lo lắng, chuyện này hoàn toàn bình thường.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, do sự thay đổi của hóc-môn trong cơ thể.
- Nảy sinh cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, lờ đờ, thiếu ngủ. Chuyện này hoàn toàn đáng được thông cảm, cơ thể của bạn đang phải làm việc rất nhiều để đảm bảo rằng em bé phát triển bình thường và khỏe mạnh.
- Sau khi đã có những triệu chứng ốm nghén nhất định, tuần này bạn sẽ nhận ra rằng chúng không nhất thiết phải xảy ra vào một thời điểm cố định trong ngày. Bạn có thể là một trong số những người “xui xẻo” khi suốt ngày không làm được gì ngoài việc nôn ói trong toilet.
- Cơ thể bạn đã sẵn sàng cho con bú, thật đấy. Lượng máu cơ thể dồn vào những tuyến sữa sẽ làm bạn có cảm giác nặng và đau ngực.
Mẹ đã biết chưa?
Lưu ý chăm sóc cho mẹ
- Hãy cẩn thận khi bạn ra máu âm đạo. Mặc dù sự xuất hiện đốm máu là hiện tượng bình thường của thời kì đầu mang thai (do hợp tử làm tổ vào thành tử cung), chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai, hoặc nghiêm trọng hơn là thai ngoài tử cung.
- Bạn nên bắt đầu tập Kegel vài lần trong ngày. Bài tập này có ích cho bạn trong việc điều khiển các cơ xung quanh âm đạo và vùng chậu.
- Hiện tại bạn chưa cần lo lắng về việc tăng cân. Tuy nhiên, tốt hơn hết là nên bắt đầu quan tâm đến khẩu phần ăn hàng ngày, cũng như tập cách chia nhỏ bữa ăn.
Những việc cần làm
Việc chuẩn bị 1 chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho cả mẹ và bé là vô cùng quan trọng. Mẹ bầu lưu ý mỗi ngày bạn chỉ cần nạp 2.000 calories là đủ. Hãy chia nhỏ bữa ăn thay vì chỉ ăn ba bữa chính. Mẹ hãy thường xuyên ăn các thực phẩm giàu vitamin và dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả tươi, thịt bò,…Cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và vận động nhẹ nhàng qua các bài tập yoga hay tập thiền.
Kích cỡ vòng một của bạn cũng tăng lên đáng kể, vì vậy hãy chọn những loại áo ngực thoải mái và phù hợp với bạn để tránh xiết chặt gây khó thở. Thời kỳ mới mang thai, mẹ bầu nên hạn chế các hoạt động tình dục để không ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi.
Đừng quên ghi chú lại tất cả các thắc mắc và nhờ bác sĩ giải đáp chúng trong lần khám thai đầu tiên sắp tới của bạn.
Xem thêm:
- Cẩm nang mẹ bầu – Tuần thứ 5 thai kỳ
- Cẩm nang mẹ bầu – Tuần thứ 7 thai kỳ
- Cẩm nang mẹ Bầu – Những điều cần biết!