Các bước sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật mà cha mẹ cần nắm vững!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật với 9 bước cha mẹ cần nắm vững nhằm giúp bé nhanh chóng hết cơn co giật cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.

Vì sao ba mẹ cần nắm vững kĩ năng cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật?

Sốt là một trong những phản ứng thường gặp của cơ thể trẻ nhằm chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Nói chung tình trạng sốt co giật hầu như không nguy hiểm và không để lại di chứng gì về thần kinh cho trẻ về sau. Tình trạng này cũng không gây tổn hại đến não, cũng như không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến trí thông minh của trẻ.

Tuy nhiên nếu trẻ bị sốt cao co giật và tái diễn nhiều lần thường có xu hướng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

1. Di chứng động kinh

Nguy cơ này có thể tăng lên 2,5 lần nếu:

  • Xuất hiện trước 12 tháng tuổi.
  • Cơn kéo dài trên 5 phút, tái diễn nhiều lần.
  • Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh động kinh.
  • Xuất hiện những cơn sốt ngắn (<1 giờ) trước khi co giật xảy ra.
  • Trẻ bẩm sinh có cấu trúc não bất thường hoặc mắc chứng chậm phát triển.
  • Trẻ bị sốt do viêm não, viêm màng não, …

2. Tổn thương não bộ

Cơn co giật xảy ra là do sự phóng điện đột ngột, liên tục của các nơron thần kinh, vậy nên khi tái diễn nhiều lần chúng có thể gây hại tới các tế bào não, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, ngôn ngữ, các giác quan và có thể gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật

Đây là một trong những kĩ năng quan trọng mà các bậc cha mẹ nên cố gắng dành thời gian tìm hiểu, thực hành để phòng ngừa tình huống sốt co giật ở trẻ có thể xảy ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Về cơ bản các bước sơ cứu khi bé bị sốt co giật nên được thực hiện như sau:

  • Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh, không hoảng loạn, la hét
  • Đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, thoáng mát; tránh các vật cứng, vật sắc nhọn
  • Tư thế đặt trẻ nằm nên là tư thế nghiêng để tránh trường hợp trẻ nôn, chất nôn sẽ đi vào đường hô hấp
  • Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ
  • Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ.
  • Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách, lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.
  • Đặt viên hạ sốt vào hậu môn do trẻ đang co giật uống rất khó và dễ gây sặc. Dùng hàm lượng paracetamol thông thường mà bé hay dùng hoặc với liều lượng là 10-15mg/kg cân nặng.
  • Khi trẻ ngưng cơn co giật lật trẻ nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau (tư thế an toàn) để nếu trẻ có nôn chất nôn sẽ đi ra ngoài mà không đi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường hô hấp, nguy hiểm tính mạng của trẻ.
  • Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát

Làm thế nào để phòng tránh sốt co giật cho trẻ?

Để trạng tình trạng bé bị sốt co giật, cha mẹ cần có cách chăm sóc trẻ nhỏ ngay khi con có biểu hiện sốt hoặc bị bệnh. Trong đó, các chuyên gia nhi khoa khuyên cha mẹ nên:

  • Đưa trẻ đi khám để điều trị sớm, phát hiện nguyên nhân gây sốt và phòng tránh bị co giật
  • Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn; uống nước điện giải (oresol), nước cam, chanh để bù nước và tăng sức đề kháng cho trẻ
  • Cởi bớt quần áo, mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm hoặc bọc kín trẻ
  • Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ
  • Theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên bằng cách cặp nhiệt độ
  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 38,5 độ C
  • Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng dễ ăn: cháo, sữa… hoặc các món bé thích ăn để hồi phục sức khỏe.

Hi vọng rằng với những thông tin hữu ích như trên, các bậc cha mẹ đã có thêm một kĩ năng cần thiết trong quá trình chăm sóc trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương