Trẻ bị sặc sữa: Mẹ đừng vội bế thốc con lên, hãy bình tĩnh thực hiện theo cách sau đây!

Lời khuyên của Gorman dành cho các bà mẹ đang cho con bú là hãy vắt sữa trước 1-2 phút trước khi cho bé bú. Tốt nhất mẹ nên bế trẻ ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm song song trên vú của mẹ. Nếu cảm thấy nguồn sữa quá mạnh, mẹ có thể rút vú ra khỏi miệng của bé trong 20 - 30 giây sau đó. Điều này giúp cho trẻ không bị bất ngờ có thể khiến trẻ bị sặc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa là cố gắng giữ yên và bế trẻ theo tư thế thẳng đứng sao cho ngực của bé áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi. Khi trẻ gặp tình huống này các mẹ đừng cuống cuồng bế thốc con lên ngay, hãy giữ bình tĩnh và xử lý như các bước trên sẽ giải quyết tình trạng sặc sữa của con nhanh chóng. Hãy đọc bài viết này để biết:

  • Làm gì khi trẻ bị sặc sữa?
  • Cách phòng tránh trẻ bị sặc sữa khi bú mẹ - Cho trẻ bú đúng tư thế
  • Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa

Làm gì khi trẻ bị sặc sữa?

Theo TS. Robert Hamilton, một bác sĩ nhi khoa từ Santa Monica, California cho biết, nôn mửa và nghẹt thở thường xảy ra ở trẻ sơ sinh chính là do hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển toàn diện để xử lý thức ăn từ miệng vào cơ thể nên trẻ rất dễ bị sặc sữa, mắc nghẹn. Đồng thời trẻ sơ sinh mới bắt đầu dùng miệng để bú sữa mẹ nên khả năng xử lý còn rất non nớt. Vậy các mẹ nên làm thế nào để hạn chế tình trạng này?

Theo Amanda Gorman, người sáng lập Nest Collaborative, một tổ chức gồm các chuyên gia nghiêm cứu về vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ được chứng nhận bởi Hôi đồng Quốc tế chia sẻ như sau: "Người mẹ có thể giải quyết điều này ngay lập tức bằng cách cho trẻ bú đúng tư thế. Trong khi cho con bú, người mẹ hãy để bé hơi ngồi và dùng tay đỡ cổ và đầu của bé ngẩng cao lên."

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa là do sữa được cung cấp quá nhiều trong lúc bú, khiến trẻ không kịp nuốt. Các dấu hiệu cho thấy nguồn sữa mẹ đang tiết ra quá mạnh là:

  • Bé bị ho khi bú
  • Bé bị sặc sữa
  • Bé cắn núm vú để ngăn dòng sữa

Bài viết liên quan:

Vì sao bé bị sặc sữa thở khò khè? Hướng xử lý như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách phòng tránh trẻ bị sặc sữa khi bú mẹ - Cho trẻ bú đúng tư thế

Lời khuyên của Gorman dành cho các bà mẹ đang cho con bú là hãy vắt sữa trước 1-2 phút trước khi cho bé bú. Tốt nhất mẹ nên bế trẻ ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm song song trên vú của mẹ. Nếu cảm thấy nguồn sữa quá mạnh, mẹ có thể rút vú ra khỏi miệng của bé trong 20 - 30 giây sau đó. Điều này giúp cho trẻ không bị bất ngờ có thể khiến trẻ bị sặc.

Đối với trẻ bú bình, không nên cầm bình trút xuống quá cao. Bạn nên cầm bình song song với ngực trẻ hoặc tốt nhất là để bình áp xuống thật thấp. Điều này ngăn dòng sữa không bị tụt nhanh ra khỏi núm vú của bình và có thể khiến trẻ bị sặc sữa. Đồng thời mẹ nên lựa chọn những loại núm vú của bình sữa không quá lớn, để có thể kiểm soát được lượng sữa tiết ra từ bình.

Nên đặt bình bú với độ dốc vừa phải

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn mẹ cho bé bú đúng cách giúp con không bị sặc sữa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa

Tại thời điểm trẻ bị ngạt thở do bị sặc sữa, điều quan trọng nhất là phải sơ cứu cho bé ngay lập tức. Cần lưu ý nếu trẻ mắc phải các biểu hiện sau đây:

  • Trẻ bị ho, mặt đỏ bừng
  • Không thể thở được
  • Bất tỉnh
  • Không thể khóc, khóc không ra tiếng
  • Trẻ có dấu hiệu hoảng loạn

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa, có dấu hiệu ho và khóc ra tiếng thì mẹ hãy rút núm vú ra khỏi miệng bé ngay. Đồng thời bế trẻ theo tư thế thẳng đứng sao cho ngực của bé áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi.

Nếu bé bị bất tỉnh, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo ngay lập tức. Đầu tiên hãy đặt trẻ nằm trên sàn nhà và dùng tay loại bỏ vật làm tắc nghẽn trong cổ họng nếu bạn có thể nhìn thấy nó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu trẻ dưới 1 tuổi, còn ý thức nhưng không thể thở, bạn hãy đặt trẻ trên cánh tay của bạn trong khi chân của bạn nâng đỡ cả người của bé. Sau đó dùng gót bàn tay vỗ liên tục 5 cái vào lưng của bé, nên dùng lực vừa phải và chú ý phản ứng của bé sau mỗi lần vỗ để xem thức ăn bị tắc nghẽn hoặc sữa có trào ra khỏi cổ họng bé hay không.

Hãy nhớ các bước trên chỉ là sơ cứu kịp thời cho bé. Tốt nhất bạn nên gọi ngay cấp cứu để được sự hỗ trợ từ nhân viên y tế và kiểm tra tình hình sức khoẻ của sau khi sơ cứu. Điều quan trọng nhất để hạn chế tình trạng nguy hiểm này là hãy để trẻ bú đúng tư thế và chú ý quan sát quá trình cho con bú mẹ nhé!

Theo theAsianparent Malaysia

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Hailey Nguyen