Khi trẻ mới biết đi thường mất cảm giác thèm ăn và hay ngậm đồ ăn. Dù đây là một giai đoạn phát triển bình thường của trẻ. Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ đều lo lắng và tìm cách trị trẻ ngậm đồ ăn để trẻ ăn ngay.
Vậy các bậc phụ huynh hãy theo dõi ngay một số cách trị trẻ ngậm đồ ăn hiệu quả dưới đây. Mẹ sẽ bất ngờ với sự thay đổi, trẻ ăn ngay và tăng cân đều đều.
Bố mẹ là tấm gương tốt để trị trẻ ăn ngậm
Trẻ em là những người thích học hỏi và làm theo bố mẹ. Do đó, bạn làm gương tốt cho con trong giai đoạn mới biết đi với cách ăn nhiều loại thực phẩm. Hãy cho trẻ thấy bạn thưởng thức các món ăn ngon như thế nào.
Bên cạnh đó, các bạn nên cho trẻ thấy sự sẵn lòng thử các món ăn mới. Bố mẹ cũng không nên nói những điều tiêu cực về các loại thực phẩm nói chung và từng món ăn nói riêng.
Cho trẻ tham gia mọi hoạt động nấu ăn
Bạn nên trẻ đồng hành tham gia lập kế hoạch bữa ăn, đi mua thực phẩm và nấu ăn. Đây là cơ hội tốt để bố mẹ dạy trẻ về các chất dinh dưỡng. Qua đó, bố mẹ cùng hiểu hơn về sở thích ăn uống của trẻ. Trẻ mới biết đi có thể sẵn sàng ăn các món ăn mà bố mẹ đã giúp con chuẩn bị.
Cách trị trẻ ăn ngậm là bắt đầu với lượng thức ăn nhỏ
Bắt đầu với những phần thức ăn ít và đợi trẻ đòi thêm thức ăn. Nếu bạn cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn trên đĩa thì chúng cảm thấy ngán. Đặc biệt, trẻ em thường ngừng ăn khi chúng cảm thấy no. Vì vậy, bạn đừng bao giờ bắt con phải ăn hết đĩa thức ăn khi chúng không thích. Trường hợp, bạn ép con ăn quá nhiều thì có thể gây áp lực cho chúng.
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm khác nhau
Bạn nên cho con ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Theo đó, menu cũng cần thay đổi mỗi ngày để tăng thêm sự ngon miệng cho trẻ. Nếu trẻ từ chối món ăn đó thì bạn có thể cho con ăn lại vào một thời điểm khác. Số lần lặp lại cho trẻ một món ăn đó tối đa là 10 lần.
Bạn cần cho trẻ ăn một chế độ ăn uống cân bằng gồm tất cả nhóm thực phẩm thiết yếu. Chẳng hạn như các loại protein, carbohydrate, sữa, trái cây và rau quả… mỗi ngày. KidsHealth cũng khuyên nên cung cấp cho trẻ em từ 1 đến 2 tuổi thực phẩm bổ sung sắt như thịt, đậu, đậu phụ và ngũ cốc.
Chú ý, khi trẻ đang mệt mỏi hay cáu kỉnh vì một nguyên nhân nào đó thì bố mẹ không nên cho con ăn vào thời điểm nhạy cảm này. Bạn cần cho con thời gia hoàn thành một bữa ăn nhưng không quá lâu. Khoảng thời gian thích hợp nhất cho một bữa ăn khoảng 20-30 phút. Nếu bạn để trẻ ăn quá lâu có thể khiến trẻ cảm thấy buồn chán hoặc mất hứng thú với các món ăn.
Để trẻ tự ăn để giảm bớt việc ăn ngậm
Một trong những cách trị trẻ ăn ngậm hiệu quả là cho trẻ tự ăn. Bạn nên đưa cho trẻ dụng cụ ăn riêng để khuyến khích tự ăn hoặc trẻ cầm tay ăn. Thực hiện theo một bữa ăn thông thường và thời gian ăn nhẹ không quá gần nhau. Bạn nên lên kế hoạch cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính và 1 đến 2 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Bởi trẻ mới biết đi không thể ăn đủ no trong một bữa để chờ tới bữa tiếp theo.
Cách trị trẻ ăn ngậm: Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
Bạn cần tạo không khí vui vẻ trong mỗi bữa ăn cũng là cách trị trẻ ăn ngậm hiệu quả. Bố mẹ ăn cùng trẻ và chỉ tập trung vào việc ăn. Cần gây sự chú ý cho trẻ trong bữa ăn với những cuộc trò chuyện về điều hạnh phúc và vui vẻ.
Tạo hình ngộ nghĩnh cho mỗi món ăn
Bạn nên tạo hình ngộ nghĩnh, đáng yêu với màu sắc đẹp mắt cho mỗi món ăn. Điều này sẽ gây sự thích thú và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Bạn nên khuyến khích trẻ tự phát minh ra một tên cho một món ăn mới. Đồng thời, mẹ cùng trẻ chuẩn bị đồ ăn nhẹ mới.
Với một số cách trị trẻ ăn ngậm ở trên, chắc chắn các bạn sẽ thoát khỏi nỗi lo trẻ biếng ăn và chậm lớn. Nhưng bố mẹ nên nhớ giai đoạn trẻ mới biết đi thường biếng ăn là biểu hiện bình thường của trẻ. Nếu trẻ lười ăn mà bị ốm thì nhất định bố mẹ phải đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay.
Theo hellomotherhood
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!