Cách trị sẹo sau sinh mổ để sớm lành, không để lại sẹo lồi cần phụ thuộc vào cách chăm sóc vết mổ và chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh.
Quá trình hồi phục vết thương của mẹ sau sinh mổ
Với kĩ thuật sinh mổ hiện đại như ngày nay, vết thương của người phụ nữ sau sinh mổ sẽ hồi phục trong một thời gian nhanh chóng.
Sau 3-4 ngày nằm viện, sử dụng thuốc kháng sinh dưới sự giám sát, theo dõi của bác sĩ, mẹ sẽ được ra viện và băng vết thương với loại băng không thấm nước.
Trung bình vết đẻ mổ ít nhất là khoảng 1 tuần là lành, và lúc này vết thương sẽ khô và gồ lên thành một đường.
Sau đó 2 đến 3 tuần thì vết mổ của mẹ sẽ tạo thành sẹo và có thể bị đau khi cử động.
Vết mổ sau sinh thường lành hẳn sau 3-4 tháng. Cảm giác đau và ngứa xung quanh vết mổ hầu như đã biến mất. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số mẹ cảm giác đau ở vết mổ kéo dài đến tận 6 tháng hoặc một năm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành sẹo sau sinh mổ
Có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền vết mổ sau sinh. Chính vì vậy mà mẹ cần lưu ý đặc biệt đến những điều này để vết thương sớm bình phục, không bị viêm nhiễm vết thương và tránh cho vết thương tạo thành sẹo lồi mất thẩm mĩ.
1. Quy trình vệ sinh vết thương cần được thực hiện tốt
Trong những ngày đầu tiên sau mổ đẻ, các mẹ sẽ được các nhân viên y tế chăm sóc và vệ sinh vết mổ đẻ để vết mổ tránh khỏi nhiễm trùng và biến chứng. Thời gian này, sản phụ cần giữ gìn vệ sinh cho vết mổ, không tự tháo băng, không làm ướt băng gạc…
Mẹ sẽ được ở lại viện 4-5 ngày sau mổ. Thời gian sau khi xuất viện về nhà, các mẹ có thể tắm bình thường bằng xà phòng tắm, sau đó dùng khăn sạch để thấm khô vùng vết mổ. Tránh sờ tay nhiều lần vào vết mổ, tránh gãi nếu da vết mổ có phản ứng ngứa.
2. Vận động điều độ sau sinh để vết mổ sớm liền da
Việc đi lại, vận động sau sinh mổ là rất cần thiết. Ngoài lợi ích giúp chống dính ruột thì các hoạt động của cơ còn làm tăng lưu thông máu, giúp vết mổ nhanh liền hơn.
3. Chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ để vết thương mau lành
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp sản phụ sớm phục hồi sức khỏe cũng như có nhiều sữa cho con bú. Cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, cân đối giữa các nhóm thực phẩm, ăn chín, uống sôi. Lượng thức ăn nên vừa phải, không nên ăn quá no.
Các nhóm thức ăn mẹ sau sinh nên bổ sung vào chế độ hàng ngày bao gồm:
- Các thực phẩm giàu đạm, giàu sắt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm… giúp vết mổ nhanh lành, chống thiếu máu do thiếu sắt.
- Tăng cường rau xanh và trái cây để phòng chống táo bón và bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng.
- Bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa vào thực đơn hàng ngày giúp tăng hàm lượng canxi cung cấp cho cơ thể cả mẹ và bé.
- Uống nhiều nước.
Ngoài ra mẹ cũng cần kiêng:
- Các đồ ăn có tính hàn như: cua, ốc, rau đay… Cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành.
- Các đồ ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng…
Cách trị sẹo sau sinh mổ dành cho mẹ
Hầu hết vết sẹo sau sinh mổ sẽ mờ dần đi trong vòng 1 năm sau sinh. Tuy vậy với những mẹ lo lắng rằng vết sẹo quá rõ, gây mất thẩm mỹ thì mẹ có thể áp dụng một số cách sau.
Bôi tinh chất nghệ
Hợp chất Curcumin trong củ nghệ giúp thúc đẩy quá trình sinh ra các hợp chất Collagen và Elastin giúp làm liền sẹo, lành vết thương nhanh chóng.
Trộn tinh bột nghệ với mật ong rồi thoa lên vết sẹo trong 20-30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước ấm.
Sử dụng kem dưỡng chống sẹo
Hiện nay, trị sẹo mổ đẻ bằng kem trị sẹo là biện pháp mà nhiều chị em trên khắp thế giới đã và đang sử dụng để lấy lại sắc đẹp, thoát khỏi mọi phiền toái mà sẹo gây ra.
Đối với sẹo mới, kem có thể mang lại hiệu quả trong 1 – 3 tháng, còn sẹo lâu năm thì 4 – 6 tháng.
Với vết sẹo mới mổ trong vòng vài ngày thì mẹ chưa nên dùng đến kem dưỡng mà cần đợi đến khi vết mổ lành và khô hẳn rồi hãy sử dụng để đảm bảo an toàn và không gây kích ứng.
Xóa sẹo sau sinh mổ bằng kĩ thuật công nghệ
Nếu sử dụng thuốc hay phương pháp tự nhiên không có hiệu quả, lúc này mẹ có thể tham khảo cách sử dụng công nghệ để loại bỏ những vết sẹo sau sinh mổ như sử dụng ánh sáng đa sắc với bước sóng ngắn để bóc tách mô sẹo, khiến vết sẹo trở nên mềm và đỡ nhô hơn hoặc phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi sau sinh.
Xem thêm
- Kiêng cữ sau đẻ mổ ra sao để vết mổ mau lành và tránh được biến chứng về sau?
- Mới sinh mổ ăn gì để vết mổ mau lành, nhiều sữa cho con?
- Cận cảnh 10 bức ảnh vết thương sau sinh mổ và những điều mẹ chưa biết về thủ thuật khâu vết mổ
- Vết mổ sau sinh mất bao lâu để lành?