Học ngay 3 cách thông đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà cực hiệu quả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

8/10 trẻ sơ sinh có đờm ở cổ và mũi nhưng không bị cảm cúm hay cảm lạnh. Biết được cách thông đờm cho trẻ sơ sinh vừa đơn giản, vừa hiệu quả sẽ giúp trẻ chóng khoẻ.

Hiện tượng đờm ở trẻ sơ sinh

Đờm là chất nhầy tiết ra từ hốc mũi tới phế nang và được đẩy xuống vòm họng đi ra ngoài. Triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh có đờm là có cơn ho kéo dài kèm theo tiết dịch, xuất hiện nhớt trong cổ họng, … Mỗi khi thời tiết thay đổi, những lúc giao mùa, đờm sẽ xuất hiện nhiều hơn khiến bé ủ rũ, mệt mỏi và kiệt sức.

Thông thường, đờm không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Nhưng nếu ho có đờm kéo dài, đường thở của trẻ sơ sinh sẽ bị cản trở. Bé sẽ thở khò khè, đau rát, khó khăn khi bú sữa. Trường hợp nặng hơn, bé có thể biếng ngủ, ngủ hay giật mình hoặc nôn trớ. Nếu mẹ không trị dứt điểm, bé có thể bị di căn sang viêm phổi, viêm amidan, lao,…

Nguyên nhân gây đờm ở trẻ sơ sinh

Về bản chất, đờm xuất hiện như một chất hỗ trợ hô hấp cho trẻ. Đờm được sinh ra với nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại qua hệ hô hấp. Cụ thể là dịch đờm nằm trong đường hô hấp để virus, vi khuẩn bám vào. Khi trẻ ho, đờm sẽ được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, khả năng loại bỏ chất nhầy của trẻ sơ sinh còn quá kém dẫn đến việc tích tụ đờm trong cổ họng và khoang mũi.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Nhạy cảm với những biến đổi của thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột
  • Bị lây nhiễm virus gây ho có đờm qua đường hô hấp từ người đang bệnh
  • Không khí ô nhiễm, khói bụi
  • Bệnh lý: chứng cảm lạnh, hen suyễn, ảnh hưởng của viêm phế quản, viêm phổi,…

Nếu trẻ vừa bị ho có đờm, bố mẹ có thể thực hiện 3 cách thông đờm tại nhà đơn giản mà hiệu quả dưới đây.

3 cách thông đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Hút mũi

Nếu người lớn có thể tự thải đờm qua việc hỉ mũi, khạc nhổ, trẻ sơ sinh cần được mẹ hỗ trợ với bộ dụng cụ hút mũi.

Hướng dẫn:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Đầu tiên, mẹ nhỏ nước muối sinh lý dành cho trẻ em (nồng độ 0,9%) vào mũi trẻ để làm ẩm, lỏng các chất nhầy. Nhờ thao tác này, chất nhầy dễ bị hút ra ngoài, trẻ cũng đỡ đau hơn.
  2. Sau đó, mẹ đặt trẻ nằm trên gối, hoặc nằm nghiêng sang bên. Tay mẹ bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của trẻ. Mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng để không làm tổn thương niêm mạc mũi của con.
  3. Kế tiếp, mẹ dùng ngón tay đè nhẹ cánh mũi bên còn lại, từ từ thả bóng ra. Lau sạch đầu hút và thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.

Lời khuyên:

Nếu trẻ vẫn còn khò khè, sau 10 phút, mẹ có thể thực hiện hút mũi lần 2 cho trẻ. Tuyệt đối không quá 4 lần/ngày. Tần suất hút mũi quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, khiến đờm ứ đọng nhiều hơn.

Mẹ nên kết hợp nói chuyện nhẹ nhàng để bé thoải mái và việc hút mũi đạt hiệu quả cao nhất.

Quả quất nấu với đường phèn

Bên cạnh vitamin, đường, tinh dầu, quả quất còn chứa pectin kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Vì thế, quả quất được tận dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh ho cũng như hạn chế khả năng tích đờm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng dẫn:

  1. Mẹ chọn những quả quất tươi, rửa sạch để ráo nước. Sau đó, mẹ cắt đôi quả ra, bỏ hết hạt để tránh tình trạng nước bị đắng.
  2. Kế tiếp, mẹ cho đường phèn và quất đã được sơ chế vào cùng một cái bát hấp cách thủy 20 phút. Khi đường phèn chảy ra, hòa vào tinh dầu và nước của quả quất dưới dạng siro.

Lời khuyên:

Mẹ nên cho trẻ uống đều đặn 3 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng từ 2 – 3 thìa. Kiên trì áp dụng phương pháp tiêu đờm này trong 3-5 ngày, mẹ sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lá hẹ thông đờm cho trẻ sơ sinh

Đây là nguyên liệu khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho của Đông Y.

Hướng dẫn:

Mẹ lấy 5-7 lá hẹ đã rửa sạch, cắt ngắn, trộn thêm 1 muỗng đường phèn. Sau đó hấp cách thủy 15 phút, chắt lấy nước.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời khuyên:

Trong vòng 3-5 ngày, mẹ đều đặn cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng nhỏ.

Bỏ túi 3 cách thông đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà, mẹ sẽ đỡ lúng túng khi con mình có dấu hiệu ho có đờm. Không chỉ lành tính, mang đến tác dụng hiệu quả, áp dụng các cách thông đờm trên còn giúp mẹ trị đờm dứt điểm ngay khi vừa có triệu chứng. Nếu để lâu, trẻ có thể gặp nguy hiểm và kèm theo ho kéo dài.

Chúc bé khỏe mẹ vui nhé!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le