Nhịp thở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể báo hiệu cho cha mẹ biết tình trạng sức khỏe của trẻ. Mẹ hãy cùng theo dõi nhé!
Theo dõi nhịp thở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh khi mới chào đời, nhịp thở sẽ theo một chu kì nhất định. Có những bé nhịp thở sâu hoặc không đều khi ngủ. Một vài trường hợp trẻ thở nhanh và sâu, sau đó lại thở chậm và nông hơn. Đây là những điều hoàn toàn bình thường với trẻ sơ sinh và sẽ dần dần biến mất khi bé lớn lên. Chỉ cần đảm bảo rằng con hoàn toàn thoải mái, không có biểu hiện khó chịu nào khi thở thì cha mẹ có thể yên tâm về sức khỏe của con.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh từ 0-4 tháng tuổi có thể gặp nguy hiểm liên quan đến nhịp thở của trẻ. Đó là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Bé có thể bị thiếu oxy nếu ngủ trong tình trạng nằm sấp. Do đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi nhịp thở của con, đặc biệt là khi ngủ để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc tới sức khỏe của bé.
Cha mẹ hãy quan sát nhịp thở của trẻ sơ sinh bằng 3 cách dưới đây
- Nghe. Hãy tập trung lắng nghe tiếng thở của bé trong lúc ngủ bằng cách ghé sát tai và miệng hoặc mũi trẻ. Cách này sẽ giúp cha mẹ nhận ra các âm thanh bất thường từ nhịp thở của con.
- Nhìn: Quan sát và nhìn kĩ vùng ngực của con trong vòng 1 tuần. Nếu có hiện tượng không bình thường lên xuống trong lồng ngực con hãy tư vấn với bác sĩ ngay lập tức.
- Cảm nhận: Dùng má nép sát vào mũi hoặc miệng của con để cảm nhận độ ẩm cũng như nhiệt độ hơi thở của trẻ.
Nếu thấy nhịp thở của trẻ sơ sinh có các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý
Bé sơ sinh thường có nhịp thở chưa ổn định, các biểu hiện dưới đây sẽ thông báo sự bất thường về hệ hô hấp của con:
Hơi thở rít lên như tiếng còi
Nếu con có tiếng thở rít vào cao trong lúc ngủ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mũi con bị nghẹt, tắc. Do đó, khiến con khó thở. Cha mẹ hãy dẫn con đi khám để được hút, thông mũi.
Ho khò khè trong khi thở
Hiện tượng này xuất hiện nếu thanh quản hoặc khí quản của con bị tắc do quá nhiều đờm đọng trong đó.
Tiếng thở cao và gắt
Viêm tắc khí quản là triệu chứng có thể thấy ở trẻ sơ sinh do màng bọc bao quanh dây thanh quản. Nếu gặp trường hợp này thì nên khẩn trương đi trẻ đi khám và chữa trị.
Ho nặng trong khi thở
Đây là biểu hiện của việc viêm tắc phế quản, khiến trẻ ho rất nhiều đến mức có thể nôn mửa trong khi ngủ.
Thở nhanh và gấp
Phần lớn là do trẻ có nhiều đờm trong phổi. Do đó mà bé khó thở. Phổi có thể bị viêm hoặc sưng nhiều.
Thở khò khè như hen suyễn
Đây cũng là một trong các biểu hiện do tắc phế quản, khiến trẻ khó thở và nhanh bị mệt. Nếu không chữa trị nhanh chóng và dứt điểm có thể khiến con bị hen suyễn khi lớn lên.
Khi nào cha mẹ cần đưa con đi khám sau khi đã theo dõi nhịp thở của con?
Cha mẹ không nên coi nhẹ những biểu hiện bất thường trong nhịp thở của trẻ. Nếu con có các dấu hiệu này thì cha mẹ cần khẩn trương đưa bé đi khám.
- Con thở hơn 60 lần/giây.
- Có dấu hiệu ảnh hưởng tới hô hấp của trẻ như mũi con rất tẹt.
- Tiếng ho nghe chói và sắc.
- Ngực con lõm sâu một cách bất thường.
- Vùng trán con có hình tam giác xanh. Đây là dấu hiệu cho thấy oxy không đủ để cung cấp cho cơ thể trẻ.
Xem thêm
- Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi có thể dẫn đến bệnh hô hấp nguy hiểm?
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ốm mau khỏi, không kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi
- Cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn giúp bé không còi cọc, ốm đau