Tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm nên tập vào tháng mấy, tập như thế nào?

Cách tập cho bé bú bình hiệu quả? Đầu tiên hãy cho bé làm quen với "người bạn mới" bằng cách cho bé chơi đùa cùng bình sữa hoặc chiếc núm ti giả. Bé sẽ dần cảm thấy sự thân thuộc của ti giả và quen dần với động tác mút núm vú. Sau đó mẹ đổ một chút sữa vào trong bình và đưa cho bé lúc bé đang thoải mái như là vừa tắm xong, đang vui chơi…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách tập cho bé bú bình để mẹ quay lại công việc sau thai sản luôn là nỗi băn khoăn của các mẹ bỉm. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một vài bí quyết tập cho bé bú bình hiệu quả, mẹ có thể tham khảo:

  • Tập cho bé bú vào tháng thứ mấy thì thích hợp?
  • Không tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm quá sớm
  • Cách tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm
  • Những lưu ý lúc tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm

Có nhiều lý do khiến mẹ cho trẻ bú bình như mẹ không có hoặc ít sữa mẹ, mẹ hết thời gian thai sản và đi làm lại…Dù nguyên nhân nào thì việc tập trẻ sơ sinh bú bình đều là việc không dễ dàng. Bởi mặc dù những thiên thần của chúng ta mới tí tuổi nhưng vẫn có những cảm nhận, đánh giá về những chiếc “ti” được đưa vào miệng mình. Làm sao mà chiếc ti silicon lại có thể sánh bằng chiếc ti vừa mềm vừa thơm lại ấm áp của mẹ. Chính vì thế việc tập bú bình cho bé sau quãng thời gian được ti mẹ, đòi hỏi các mẹ phải áp dụng đúng phương pháp và quan trọng là phải thật kiên nhẫn với trẻ. Tránh gò ép khiến trẻ bị ảnh hưởng dẫn đến biếng ăn tâm lý.

Tập cho bé bú vào tháng thứ mấy thì thích hợp?

Khi nào nên tập bé bú bình? Khi bé được khoảng 2 - 3 tháng tuổi chính là thời điểm vàng để tập cho bé bú bình. Đây là thời điểm mà bé bắt đầu có khả năng nhận biết và biểu hiện sở thích, nhu cầu riêng rõ rệt (đặc biệt là khi bé được 3 tháng). Nếu cho bé tập bú bình muộn hơn có thể sẽ khó khăn cho mẹ và gia đình.

Mẹ có thể quan tâm:

Sự thật về việc cho con bú bình khiến không ít mẹ phải giật mình

Bé bỗng dưng bỏ bú bình: Nguyên nhân và cách xử lý dành cho mẹ

Khi được 2 tháng tuổi, bé có thể nhận biết đâu là ti giả và đâu là ti mẹ. Bé có thể cảm nhận độ mềm cứng của ti, cảm nhận tốc độ dòng sữa chảy ra.

Tập cho bé bú vào tháng thứ mấy thì thích hợp?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho bé tập bú bình quá sớm hoặc quá muộn

Thời điểm 2 – 3 tháng tuổi đối với nhiều mẹ mà nói sẽ cảm thấy quá sớm. Đa phần là mẹ muốn bé bú ti hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mẹ sợ bé bú bình rồi sẽ bỏ bú mẹ, do quan điểm gia đình, do đặc điểm của từng bé.

  • Nếu cho bé bú bình quá sớm sẽ khiến bé không thèm bú mẹ nữa (nhất là nếu mẹ ít sữa).
  • Nếu cho bé bú bình quá muộn sẽ khiến bé không thiện cảm, chậm thích nghi với việc chuyển sang dùng bình.

Trong trường hợp mẹ muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì vẫn có thể cho bé bú bình và bú mẹ song song từ sớm. Chỉ cần vắt sữa mẹ ra bình cho con uống là được. Nhưng tiếc thay điều này lại không phù hợp với những mẹ muốn tiết kiệm thời gian, ngại bỏ công vắt sữa, hâm sữa. Nhưng nếu bé thuộc tuýp khó bú bình mà không tập từ sớm thì sau này càng khó tập hơn. Mẹ và cả nhà sẽ không tránh được những phiền phức khi bé không chịu bú bình.

Không tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm quá sớm

Trước thời điểm con đủ 2 tháng tuổi, mẹ không nên tập cho con bú bình, dù đó có là sữa mẹ đi chăng nữa. Nếu được làm quen với bình sữa quá sớm, bé có thể sẽ quen với bú bình mà từ chối ti mẹ, khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ kết thúc. Hãy để con khoảng 2 - 3 tháng tuổi lúc đó mẹ hãy cho con làm quen với bình sữa. Cách an toàn hơn mẹ tập bú bình cho bé khoảng 2 - 4 tuần trước khi mẹ đi làm.

Với 2 tuần “huấn luyện” bé bú bình là đủ để bé chấp nhận kỹ năng mới này. Tuy nhiên, nên vắt sữa mẹ bỏ vào bình sữa để bé vừa học bú bình, vừa không lãng phí nguồn sữa mẹ.

Không tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm quá sớm

Cách tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm

Đầu tiên hãy cho bé làm quen với "người bạn mới" bằng cách cho bé chơi đùa cùng bình sữa hoặc chiếc núm ti giả. Bé sẽ dần cảm thấy sự thân thuộc của ti giả và quen dần với động tác mút núm vú. Sau đó mẹ đổ một chút sữa vào trong bình và đưa cho bé lúc bé đang thoải mái như là vừa tắm xong, đang vui chơi…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiếp theo cần nhờ một người thân cận trong gia đình cho bé bú bình như nói trên. Nên bắt đầu tập vào một cữ vào một khung giờ nhất định để bé làm quen. Thường thường cho bé tập ăn bằng bình vào buổi sáng.

Cần tăng dần số cữ vào khung giờ nhất định để bé thích nghi dần với lịch ăn. Tập một nhịp sinh hoạt mới đều đặn rất tốt cho bé trong việc hợp tác bú bình. Với các bé khó bú bình thì trước khi bé hoàn toàn toàn tiếp nhận bú bình mẹ không nên tham gia vào quá trình này.

Những lưu ý lúc tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm

1. Mẹ không nên có mặt khi bé đang tập bú bình

Nhiều bé không chịu bú bình khi đang được mẹ bế trên tay do bé đã quen ti mẹ. Khi bé nhận biết được sự hiện diện của mẹ ở gần thì không chịu bú và khóc đòi ti mẹ. Do đó, để tập bé bú bình hiệu quả nên để ông bà hoặc bố của bé cho bé tập bú bình, mẹ nên tránh khỏi tầm nhìn của bé.

Nhờ người thân tập cho bé bú bình

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Mẹ cần kiên nhẫn với bé

Bé có thể sẽ chống đối kịch liệt vì ghét núm ti bình sữa, vì thế mẹ cần kiên nhẫn với bé hết sức có thể. Dần dần khi đã quen với ti của bình sữa bé sẽ uống ngon lành. Nếu bé quá khó chịu mẹ có thể đổ ra thìa và cho con uống.

3. Thay đổi vị trí cho bé bú

Ngược lại với gợi ý ở trên, một số bé chịu bú bình khi có mẹ kề bên. Có những bé chịu bú bình khi được bế thẳng lên một chút, nghiêng bình sữa khiến bé dễ hút.

Mẹ có thể quan tâm:

Trẻ bú bình - Tất tần tật những kiến thức mẹ cần biết

Trẻ không chịu bú bình phải làm sao và nguyên nhân là gì?

4. Đừng để bé thật đói mới cho bú bình

Khi cơn đói dày vò bé khó mà thoải mái bú bình được. Vì thế đừng để bé đói đến mức quấy khóc mẹ mới cho bé ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đừng để bé thật đói mới cho ăn

5. Nên chọn núm bình ti tương tự ti mẹ

Mẹ nên chọn lựa những núm bình ti chất lượng cao, được kiểm chứng an toàn cho bé. Cần chọn núm vú bình sữa càng giống đầu ti và quầng vú mẹ thì càng tốt. Sử dụng núm vú cao su có độ rộng, tránh núm vú quá ngắn hay hẹp khiến bé khó mút.

Tốc độ chảy sữa cũng là điều đáng lưu ý, nên là 1-2 giọt/giây sẽ phù hợp với bé. Để kiểm tra dòng chảy của sữa, bạn nên dốc ngược bình và chờ sữa nhỏ giọt. Dòng chảy nhanh quá sẽ làm bé bị nghẹn vì không uống kịp. Dòng chảy chậm khiến bé bực bội vì phải chờ lâu.

Nếu bé không hài lòng với núm vú này, nên đổi sang loại khác. Làm ấm núm vú trong bát nước ấm trước khi cho bé bú. Làm mát núm vú nếu bé đang mọc răng.

Tổng kết

Thời điểm thích hợp cho bé bú bình là khi bé đã đủ 2 tháng tuổi. Mẹ nên tập cho bé bú bình ít nhất từ 2 - 4 tuần trước khi đi làm. Cho bé tiếp cận với người bạn mới này bằng cách cho bé chơi đùa cùng bình sữa hoặc chiếc núm ti giả. Việc này sẽ giúp bé làm quen dần với động tác mút núm vú.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

haunguyen