Cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu là: Ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng và bổ sung thực phẩm chứa các chất cần thiết (DR10, Inulin,…).
Nội dung bài viết:
- Những thay đổi của hệ miễn dịch trong thai kỳ
- Phụ nữ mang thai có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách nào?
- Thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ
Sự thay đổi của hệ miễn dịch trong thai kỳ
Quá trình mang thai cũng tương tự như quá trình cấy ghép tạng hay mô vào cơ thể. Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ phải kìm nén để ngăn cơ thể từ chối thai nhi. Để phôi thai phát triển, 1 số tế bào miễn dịch sẽ xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung, điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm tương tự như quá trình làm lành vết thương.
Bạn có thể chưa biết:
Rượu gây teo não, làm suy giảm hệ miễn dịch và hủy hoại cơ thể nhiều hơn bạn tưởng tượng!
Môi trường chống viêm diễn ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ, sau đó phôi thai sẽ phát triển nhanh chóng trong 15 tuần kế tiếp. Các tế bào và phân tử chống viêm sẽ chiếm ưu thế. Đến giai đoạn cuối của thai kỳ, hệ miễn dịch chuyển sang trạng thái chống viêm để hỗ trợ mẹ bầu khi sinh nở.
Vi khuẩn đường ruột của mẹ cũng tác động lên hệ miễn dịch. Lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò trong sự phát triển của bào thai và chuyển hóa qua nhau thai.
3 cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu
- Ngủ đủ giấc: Trong thời gian mang thai mẹ nên ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh. Mẹ bầu ngủ ít không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình mà còn ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục khi mang thai rất hữu ích và có lợi cho mẹ bầu. Nó giúp mẹ khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng tăng cân quá mức khi mang thai. Ngoài ra, tập thể dục làm giảm nguy cơ mẹ phải sinh mổ.
- Ăn đủ 5 nhóm thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch: trái cây, rau củ, tinh bột, sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu đạm. Đây là một yếu tố quan trọng để giúp mẹ có sức khỏe tốt và khả năng miễn dịch cao. Mỗi ngày bà bầu nên ăn đủ 3 bữa chứa đầy đủ 5 nhóm thực phẩm dinh dưỡng theo yêu cầu. Tuy nhiên các bữa ăn chính không phải lúc nào cũng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Do đó các mẹ nên bổ sung các sản phẩm sữa phù hợp cho bà mẹ mang thai và đang cho con bú. Các sản phẩm sữa phải chứa 3 thành phần dinh dưỡng cần thiết (DR10, inulin, vitamin và khoáng chất) giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt hơn cho cả mẹ và bé.
3 thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu
DR10 (Probiotics):
Đây là vi sinh có lợi cho sức khỏe. Mẹ bầu sử dụng sữa chứa nhiều B.Lactis (DR10) giúp nâng cao hệ miễn dịch. Thậm chí chất này còn hiệu quả hơn khi dùng cùng với chất xơ.
Inulin
Còn được gọi là chất xơ tự nhiên, Inulin là một loại prebiotic làm tăng lượng probiotics tự nhiên. Inulin thúc đẩy hoạt động của probiotic tốt hơn trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Bạn có thể chưa biết:
Nên và không nên khi sử dụng vitamin tổng hợp và thuốc bổ trong thai kỳ
Top 3 loại thuốc sắt tốt nhất cho thai kỳ mẹ bầu nhất định không nên bỏ qua
Vitamin và khoáng chất
- Vitamin A: Có chức năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào không bị tổn thương do viêm nhiễm. Đồng thời, nó cũng có chức năng giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường.
- Vitamin C: Là vitamin giúp cải thiện hoạt động của các tế bào bạch cầu theo nhiều cách. Đầu tiên, nó giúp cơ thể có khả năng chống lại nhiễm trùng cao dù là virus hay vi khuẩn. Thứ hai, nó có công dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ các mô của cơ thể khỏi bị hư hại. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết mà mẹ bầu không nên bỏ qua trong thời gian mang thai.
- Kẽm: Là chất có lợi làm tăng khả năng của hệ miễn dịch. Nếu mẹ bị thiếu kẽm, bạch cầu sẽ bị giảm số lượng và hiệu quả dẫn đến hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
- Sắt: Là một khoáng chất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Nếu mẹ bầu thiếu sắt, hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy yếu làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Tóm lại, mẹ bầu nên ngủ đủ giấc, tập thể dục và ăn thực phẩm chứa 5 chất dinh dưỡng thiết yếu. Việc này sẽ giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cả mẹ và con đều khỏe. Đồng thời mẹ nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa vì không phải lúc nào bữa ăn chính cũng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chúc mẹ và con luôn mạnh khỏe!
Theo theAsianparent Thái Lan
Xem thêm:
- Cách uống sữa tươi khoa học cho bà bầu đảm bảo con tăng cân, phát triển chiều cao
- Lên thực đơn cho bà bầu thế nào để mẹ khỏe mạnh mà không tăng cân quá nhiều?
- Thực phẩm tăng sức đề kháng cho mẹ bầu khi dịch Corona ập tới