Cách rơ lá hẹ cho bé mọc răng không sốt, không đau nhức

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách rơ lá hẹ cho bé mọc răng không sốt có thể được áp dụng trong giai đoạn bắt đầu có biểu hiện mọc răng bởi loại cây này có chứa chất kháng sinh tự nhiên. Ba mẹ hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết cách dùng lá hẹ "chuẩn xác" cho bé như thế nào.

Công dụng của lá hẹ

Rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.

Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc.

Với trẻ em, ba mẹ có thể sử dụng lá hẹ với rất nhiều công dụng như:

  • Chữa chứng đái dầm ở trẻ em:
  • Trị ho
  • Chữa ho trẻ em do cảm lạnh:
  • Giúp bổ mắt
  • Chữa hạ sốt khi trẻ mọc răng

Vì sao lá hẹ có thể chữa sốt cho bé bị mọc răng?

Lá hẹ thường được dùng như một phương pháp trong đông y để chữa sốt cho trẻ khi mọc răng. Đó là bởi các tính chất của cây hẹ như sau:

  • Lá hẹ chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên chống lại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella typhi, Streptococcus hemolyticus, Shigella shiga, Coli Bethesda, Bacillus subtilis, Shigella flexneri… giúp bé cảm thấy thoải mái trong thời kỳ mọc răng.
  • Trong lá hẹ còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như: mandan, canxi, riboflavin, pyridoxin, thiamin, sắt, đồng, niacin và các vitamin nhóm B, vitamin nhóm K… giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, chống lại các vi khuẩn tấn công trong thời kỳ mọc răng.
  • Các hoạt chất như: sulfit, odorin và allcin còn có tác dụng tốt hơn cả penicillin giúp cho răng nướu cho trẻ khỏe mạnh. Chính vì vậy, khi mẹ dùng lá hẹ vắt lấy cốt thoa đều lên nướu, tình trạng viêm, sưng đỏ hoặc loét sẽ giảm hẳn.

Cách rơ lá hẹ cho bé mọc răng không sốt

Theo quan niệm dân dân gian, rơ lưỡi bằng lá hẹ khi bé đươc 3 tháng 10 ngày tuổi là mẹo để giúp con sau này mọc răng sẽ không bị sốt. Không chỉ thế, rơ lưỡi bằng lá hẹ cũng trực tiếp vệ sinh miệng, nướu cho con loại bỏ những cặn sữa thừa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cụ thể cách rơ lá hẹ cho bé mọc răng không sốt như sau:

  • Chọn lá hẹ còn tươi, có mùi hăng nhẹ để đảm bảo tự nhiên, không dùng thuốc tăng trưởng.
  • Rửa sạch hẹ, sau đó đem xay nhuyễn hoặc giã để chắt lấy nước hẹ.
  • Sau khi bé bú được 30 phút, ba mẹ quấn gạc vào tay, sau đó chấm nước cốt hẹ và tiến hành rơ lưỡi, nướu cho bé.
  • Lau lại bằng nước ấm cho con để loại bỏ mùi hăng của hẹ trong miệng bé.
  • Trước khi rơ lưỡi bằng lá hẹ, cho con uống 1 – 2 thìa nước ấm trước để làm ấm khoang miệng, giúp vệ sinh dễ dàng và hiệu quả hơn. Sau khi rơ lại tiếp tục tráng miệng cho bé bằng nước ấm một lần nữa.

Ngoài cách trên, các mẹ cũng có thể đổ nước nóng vào lá hẹ, sau khi lá chín, đem giã cho nát và lọc lấy nước. Cách này sẽ đảm bảo vệ sinh cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ thực hiện mẹo hay này khi bé được khoảng 3 tháng và có dấu hiệu chảy nước miếng, sưng lợi.

Chăm sóc bé bị sốt khi mọc răng như thế nào?

Có nhiều kinh nghiệm dân gian cũng như hiện đại mà ba mẹ có thể áp dụng khi trẻ đến thời kỳ mọc răng. Tuy nhiên tình trạng sốt vẫn có thể xảy ra. Lúc này chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp bé đỡ khó chịu và vượt qua giai đoạn mọc răng một cách dễ dàng hơn.

Ba mẹ có thể tham khảo một số cách như sau:

  • Một số bé bước vào giai đoạn mọc răng hay bị chảy nước dãi. Ba mẹ nên lau miệng cho bé thường xuyên hơn để giữ vệ sinh và nhằm ngăn ngừa tình trạng phát ban quanh miệng, má, cằm và cổ. Nếu bé chảy nhiều nước dãi, bạn có thể cho con đeo yếm và thoa kem chống hăm.
  • Rửa tay thật sạch mỗi khi chà nướu cho bé.
  • Bỏ vòng nhai vào ngăn mát tủ lạnh rồi cho bé dùng
  • Phần lớn các trường hợp trẻ sốt mọc răng, thân nhiệt của bé không vượt quá 38 độ C. Chính vì vậy, bạn hãy lau mát cho bé bằng khăn ẩm, nhúng vào nước ở 37 độ C (đo bằng nhiệt kế y tế).

Trong một số trường hợp, nếu bé sốt kèm theo tiêu chảy thì ba mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn điều trị phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương