Cách phân chia việc nhà ngày Tết giữa các thành viên trong gia đình

Làm thế nào để phân chia công việc nhà? Nguyên tắc cốt lõi của việc phân công là sự bình đẳng, mỗi người một việc phù hợp theo sức và khả năng của mỗi thành viên. Ngoài ra, vào những dịp cùng nhau dọn dẹp, các thành viên trong gia đình sẽ cảm nhận được "những công việc không tên" mà hàng ngày người mẹ, người vợ phải đảm nhiệm, từ đó cả nhà sẽ cảm thông và yêu thương nhau nhiều hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào để phân chia công việc nhà?  Tết là dịp để dọn dẹp nhà cửa, tống tiễn những điều xui xẻo không may của năm cũ đi để đón một cái Tết thật nhiều may mắn vào nhà. Việc phân chia việc nhà cũng là điều quan trọng, nó không chỉ giúp việc dọn dẹp diễn ra nhanh hơn mà còn là cơ hội để gắn kết tình cảm gia đình. Điều đầu tiên cần làm chính là lập kế hoạch don dẹp, sau đó phân công cụ thể rồi bắt tay vào làm.

  • Tại sao cần phải phân công việc nhà ngày Tết?
  • Hãy động viên những người đàn ông trong gia đình làm việc nhà
  • Cách phân chia việc nhà ngày Tết
  • Tổng kết

Phân công công việc nhà không chỉ đơn thuần để nhà cửa sạch sẽ đón Tết mà còn nói lên được tính tổ chức, nề nếp trong gia đình. Từ việc nhà bố mẹ có thể dạy các con nhiều kĩ năng như: Siêng năng, sạch sẽ, kiên nhẫn, kiên trì, tự giác,...Nguyên tắc cốt lõi của việc phân công là sự bình đẳng, mỗi người một việc phù hợp theo sức và khả năng của mỗi thành viên. Ngoài ra, vào những dịp cùng nhau dọn dẹp, các thành viên trong gia đình sẽ cảm nhận được "những công việc không tên" mà hàng ngày người mẹ, người vợ phải đảm nhiệm, từ đó cả nhà sẽ cảm thông và yêu thương nhau nhiều hơn. Bài viết sau sẽ mách bạn cách phân chia công việc gia đình giúp duy trì tình cảm trong gia đình các bạn nhé!

Bạn có thể chưa biết:

Mẹo hay giúp bạn không "đầu bù tóc rối" khi vừa làm việc tại nhà vừa chăm con nhỏ mùa dịch COVID-19

5 cách để chồng siêng làm việc nhà ngày Tết chị em nên áp dụng ngay

Tại sao cần phải phân công việc nhà ngày Tết?

Vì sao phải phân công việc nhà trong gia đình? Việc nhà không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ! Nó phức tạp và khó khăn hơn nhiều vào những ngày Tết. Những công việc tưởng chừng rất dễ dàng khi tách rời như: quét nhà, lau nhà, rửa bát, nấu cơm, phơi quần áo, lau bàn thờ… Nhưng khi phải làm cùng lúc, liên tục từ việc này đến việc kia thì chẳng khác gì một cực hình. Với ngần ấy công việc, làm sao một người phụ nữ có thể làm hết được. Chính vì vậy, trong những ngày Tết đến xuân về việc dọn dẹp nhà cửa cần phải chia đều cho các thành viên trong gia đình để giải quyết nhanh chóng.

Không chỉ thế, san sẻ việc nhà cho nhau cũng là cách giữ lửa cho hạnh phúc gia đình, các thành viên có cơ hội gần nhau hơn. Trong một gia đình mà chỉ có một người tất bật với công việc nội trợ còn những thành viên khách thì thoải mái ngồi xem tivi thì chắc chắn những cuộc xung đột sẽ xảy ra.

Tại sao cần phải phân công việc nhà ngày Tết?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngược lại, khi các ông chồng, những người con chủ động chia sẻ gánh nặng việc nhà với vợ, mẹ thì gia đình sẽ bớt đi những xung đột, cãi vã. Cuộc sống gia đình nhờ vậy mà đằm ấm và viên mãn, gắn kết hơn.

Việc các em nhỏ phụ bố mẹ làm việc nhà cũng là cách rèn luyện cho bé tính tự lập, không trông cậy vào người khác làm hết mọi việc cho mình.

Hãy động viên những người đàn ông trong gia đình làm việc nhà

Sự phân chia công việc nhà: Chẳng ai không thích những lời nói “ngọt ngào” cả! Vì vậy hãy động viên những người đàn ông trong gia đình làm việc nhà bằng những lời đường mật bạn nhé. Hãy tận dụng “điểm yếu” này của đàn ông để giúp mình nhẹ gánh việc nhà. Những lời nói ngọt ngào, nhỏ nhẹ và thái độ tích cực, vui vẻ sẽ giúp anh chồng làm việc nhà cùng bạn.

Thay vì ra lệnh, quát mắng, mặt mũi cau có thì các chị em hãy nhỏ nhẹ:

“Mẹ dọn dẹp nhà bếp xong hết rồi, bố dọn giúp mẹ phòng khách và phòng ngủ để gia đình mình đón Tết thật vui nhé!”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách phân chia việc nhà ngày Tết

1. Lập danh sách các việc nhà cần làm

Việc đầu tiên để cả gia đình làm việc hiệu quả chính là lên danh sách các việc cần làm. Các công việc như: rửa chén bát, lau dọn tủ đồ, giặt giũ chăn mền, rèm cửa, quét mạng nhện trong nhà, hút bụi, đổ rác, chà rửa toilet...

Tiếp theo hãy quyết định tần suất thực hiện những công việc này. Xem xét những công việc này nên làm cùng một lúc hay phải phân ra từng giai đoạn. Ví dụ nên dọn dẹp đồ cũ trước sau đó hãy lau nhà, hút bụi.

Việc lập danh sách việc nhà cần làm trước Tết tưởng chừng đơn giản nhưng lại cực kì quan trọng. Có danh sách công việc, từng thành viên sẽ biết mình cần làm gì và không đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Đồng thời nó cũng giúp bạn không bỏ sót bất kì công việc nào trong nhà.

Lập danh sách các việc nhà cần làm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Cách phân chia việc nhà: Để các thành viên lựa công việc mình muốn làm

Cách phân công việc nhà: Việc quan trọng tiếp theo là để các thành viên lựa chọn công việc mà họ muốn làm. Tuỳ vào sở thích, sở trường mà mỗi người sẽ phù hợp với công việc khác nhau. Điều này giúp cho mọi người cảm thấy bớt áp lực hay chán nản khi làm việc.

Nếu mẹ không thích hợp làm những công việc nặng nhọc, khuân vác thì hãy để việc này cho chồng. Nếu người chồng không giỏi bếp núc thì không thể phụ trách công việc nấu ăn. Thay vào đó có thể phụ giúp vợ rửa chén hoặc chơi với con.

Ngoài ra, từng thành viên có thể linh động thay đổi công việc của mình để tránh sự chán nản.

Cách phân chia việc nhà ngày Tết

Bạn có thể chưa biết:

8 việc nhà cần tránh khi mang thai để mẹ và thai nhi khoẻ mạnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chia sẻ việc nhà với vợ là điều chồng nên làm để giữ lửa gia đình

3. Phân công công việc cụ thể

Để đảm bảo các công việc hoàn thành trước Tết, chúng ta cần lập bảng phân công ghi rõ giờ và công việc thực hiện. Dán bảng này ở cửa tủ lạnh để mọi người đều có thể nhìn thấy, sau khi làm xong hãy đánh dấu để biết.

Điều đáng chú ý ở đây là hãy đảm bảo sự công bằng giữa những thành viên. Không nhất thiết ai cũng đồng đều, tuy nhiên cũng đừng dồn quá nhiều việc cho một người dẫn đến quá tải.

4. Hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong gia đình

Những lỗi lầm, sai phạm không thể nào tránh khỏi trong quá trình chuẩn bị đón tết, đặc biệt với những ông chồng chưa làm việc nhà bao giờ. Vì thế nếu ai đó có lỡ làm bể cái chén, làm rách cái màn thì cùng đừng vội trách mắng nhé. Hãy từ từ nhắc nhở và góp ý nhẹ nhàng để lần sau họ có cơ hội làm tốt hơn và đỡ sợ công việc đó hơn. Đích đến cuối cùng cho việc dọn dẹp là cả nhà cùng chung vui ngày Tết phải không!

Bạn cũng không nên đặt kì vọng quá cao như cửa kính sạch bóng, nền nhà không còn một hạt bụi...Vì những điều này là những điều không thể. Chính sự kì vọng sẽ gây áp lực nên những thành viên trong nhà làm họ không còn hào hứng khi làm việc nhà nữa. Vậy nên, để mọi người thoải mái, sao đảm bảo 2 tiêu chí sạch sẽ và gọn gàng là được. Chỉ cần như vậy thôi là cả nhà đã có một cái Tết thật vui rồi.

Hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong gia đình

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tổng kết

Cách phân chia việc nhà gồm có các bước cơ bản: lập danh sách việc cần làm, để các thành viên tự chọn công việc yêu thích, lập bảng phân công cụ thể và giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau. Bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội sáng tạo để việc nhà thêm thú vị. Hãy cùng con nấu một món ăn thật ngộ nghĩnh, mới lạ, bật nhạc xuân vui tươi lúc dọn nhà hoặc chơi trò chơi xem ai dọn dẹp nhà cửa nhanh hơn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

haunguyen