Cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm giúp con ngon miệng, chóng lớn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm với những hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết nhất về cách nấu các món với độ mềm vừa phải, phù hợp đặc điểm nhai, nuốt của trẻ trong giai đoạn này.

Lưu ý mẹ về cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm 

Thông thường, theo phương pháp truyền thống, trẻ sẽ bắt đầu tập ăn cơm ở tầm tháng 18-19 (bé đã có ít nhất 16 răng sữa). Còn với bé ăn dặm kiểu nhật, thời gian này có thể sớm hơn (12-18 tháng).

Dù ăn theo cách nào thì một nguyên tắc mẹ mẹ cần lưu ý là nên tăng dần độ đặc và độ cứng của thức ăn, tập cho bé ăn từ ít tới nhiều. Điều quan trọng nhất là trẻ cần học được cách nhai, nuốt thức ăn cứng hơn để phát triển cơ hàm.

Đối với cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm, mẹ cũng cần lưu ý về cách chế biến như sau:

Tiếp tục cho bé ăn nhạt hoặc chỉ nêm rất ít gia vị 

Bé đang tập ăn cơm cũng có nghĩa là con dần làm quen với các món ăn có độ mềm và cách nấu gần giống với người lớn. Tuy nhiên bé vẫn nên tiếp tục được ăn nhạt vì sẽ tạo thói quen ăn nhạt cho trẻ sau này và sẽ tốt hơn cho sức khỏe, đặc biệt là thận của bé.

Độ cứng của thức ăn 

Lúc này, mẹ nên thay đổi cách chế biến món ăn. Thay vì đồ ăn có độ mềm quá mức như đậu hũ thì cần chuyển dần sang mức mềm như chuối chín và cuối cùng là bằng với mức thịt viên rán (phải dùng lực mới có thể nghiền nát được thức ăn).

Cách nấu các món rau củ cho bé tập ăn cơm

Ở giai đoạn trước đó, đôi khi bé vẫn có thể được ăn rau củ xay lợn cợn nhưng đến độ tuổi tập ăn cơm, bé nên được làm quen với thức ăn được chế biến dưới dạng miếng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể cắt rau củ tầm một đốt ngón tay, với rau lá vẫn nên cắt nhỏ miếng vừa ăn và có độ mềm phù hợp như đã nói trên để bé tập nhai, cắn thức ăn.

Cách chế biến món thịt, cá cho bé tập ăn cơm 

Các món thủy hải sản đều có độ mềm nên khá dễ ăn. Khi bé chuyển sang tập ăn cơm, những loại thức ăn này chỉ cần thái nhỏ tầm đốt ngón tay để con tập xúc và nhai.

Với các món thịt, mẹ nên hầm thật nhừ hoặc xay nhỏ để bé ăn cho dễ, vì nếu nấu như người lớn, thịt dai và khó nuốt có thể khiến bé bị hóc và nôn ói.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Số lượng bữa ăn và nguyên tắc dinh dưỡng ở giai đoạn bé tập ăn cơm

Giờ đây con cần được ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ giống như người lớn. Bởi khi bắt đầu tập ăn cơm cũng là lúc lượng sữa của trẻ đã giảm dần. Giá trị dinh dưỡng cho bé chủ yếu được hấp thu từ thức ăn.

Do đó việc đảm bảo thời gian biểu ăn dặm của bé cũng như đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng (đường bột, chất đạm, vitamin và chất xơ) trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của con là điều vô cùng cần thiết.

Mỗi bữa bé nên được ăn:

  • Tinh bột (gạo): 100 - 150g
  • Thịt, cá, tôm: 100 - 120g
  • Trứng: 3 - 4 quả/ tuần (một ngày chỉ ăn 1 bữa)
  • Rau xanh: 50 - 100g
  • Dầu mỡ: 25 - 30g
  • Trái cây chín: 150 - 200g

Ngoài ra trẻ vẫn cần 600 - 800ml sữa/ngày. Tùy vào nhu cầu của mỗi bé cũng như sức ăn của mỗi bé mà lượng thức ăn tăng giảm. Ba mẹ không nên ép trẻ ăn hết tất cả thức ăn khi con đã thấy no.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm - Gợi ý 10 thực đơn ngon dành cho mẹ 

Dưới đây là 10 thực đơn ăn dặm với cơm nát hoặc cơm bình thường mẹ có thể tham khảo để nấu cho bé trong giai đoạn tập ăn cơm này.

Thực đơn 1

Thực đơn 2

Thực đơn 3

Thực đơn 4

Thực đơn 5

Thực đơn 6

Thực đơn 7

Thực đơn 8

Thực đơn 9 

Thực đơn 10

Với những hướng dẫn về cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm như trên, hi vọng bé của mẹ sẽ hứng thú với mỗi bữa, giúp con phát triển thể chất khỏe mạnh theo đúng lứa tuổi.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương