Cách nấu cháo tôm hùm cho bé có khó không? Mẹ cần chú ý để cháo không bị tanh và giữ được hương vị thơm hấp dẫn như mong muốn. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Nhà nhà giải cứu tôm hùm, người người cùng mua tôm hùm
- Giá trị dinh dưỡng của tôm hùm
- Cách nấu cháo tôm hùm cho bé
- Các sai lầm khi cho trẻ ăn dặm
Nhà nhà giải cứu tôm hùm, người người cùng mua tôm hùm
Được xem là “sơn hào, hải vị” chỉ dành cho người giàu và xuất khẩu, nhưng những ngày gần đây, do Trung Quốc đóng biên trong thời gian dịch bệnh Covid-19, tôm hùm được bán tràn ngập thị trường với giá rẻ chưa từng thấy, .
Trước tết Nguyên đán, giá tôm hùm trên thị trường Việt Nam ở mức khá đắt đỏ, từ 1,5 – 2 triệu đồng/kg, nhưng từ sau tết, khi xảy ra dịch Covid-19, tôm hùm là một trong những mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Từ tiền triệu mỗi ki lô gam, giá tôm hùm rớt 2 – 3 lần, chỉ còn từ 500.000 – 900.000 đồng/kg. Trên các chợ online, từ cuối tuần qua, tôm hùm xanh của Khánh Hòa, Phú Yên được rao bán với đủ mức giá khác nhau.
Loại 5 – 7 con/kg giá 550.000 đồng/kg, loại 4 con/kg giá 650.000 đồng/kg, loại 3 con/kg giá 750.000/kg, loại 2 con/kg giá 900.000 đồng/kg.
Thậm chí, những người bán hàng còn cam kết “bao ngon từng con”, mua 3 kg trở lên được miễn phí giao hàng tận nhà trong khu vực nội thành, với mức giá được cam kết rẻ nhất từ trước đến nay.
Giá trị dinh dưỡng của tôm hùm
Tôm hùm được xem là loại hải sản ngon bậc nhất thế giới. Chúng chỉ sống ở những bãi đá ngầm dưới làn nước biển trong xanh và lạnh. Chính vì vậy, hương vị của chúng ngon và vượt trội hơn so với các loại hải sản khác.
Trong tôm hùm chứa nhiều Omega 3 – tiền thân quan trọng của DHA. Chất dinh dưỡng này giúp bé tránh được những cảm giác buồn chán, mệt mỏi và trầm cảm ở trẻ em.
Quan trọng hơn, DHA giúp cho trí não phát triển tốt giúp bé thông minh hơn. Các axit béo Omega 3 còn có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa rất hiệu quả.
Với người lớn ăn tôm hùm rất tốt cho tim mạch còn trẻ nhỏ thì sẽ phát triển toàn diện hơn cả trí não và ngoại hình, cân nặng.
Cháo tôm hùm thơm mùi tía tô, hành, tiêu quyện với thịt tôm dai dai, ngọt đậm đà. Đặc biệt, nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì món này sẽ luôn phải đặt lên hàng đầu đó nhé bởi vì nó rất tốt cho tim và hệ tiêu hóa, nhiều canxi cho sự phát triển của trẻ.
Mẹ đã biết chưa?
Cách nấu cháo tôm hùm cho bé
Cháo tôm hùm không quá cầu kỳ trong cách chế biến nhưng lại cung cấp đầy dinh dưỡng cho người lớn và trẻ nhỏ. Trong giới ẩm thực, tôm hùm còn là một “ông vua” của các loài tôm theo mọi nghĩa.
Cách chế biến tôm hùm cần đơn giản nhưng tinh tế, không tẩm ướp nhiều thịt của chúng làm món gì cũng ngon mà không cần các gia vị hay cách nấu cầu kì.
Thực tế, món cháo tôm hùm không quá cầu kỳ trong cách chế biến. Tuy nhiên nếu như không biết cách chế biến thì món cháo này dễ bị tanh và mất đi vị ngon của cháo.
- Bước 1: Hành tím bóc vỏ, Hành hoa, tía tô nhặt sạch rồi mang rửa, để ráo. Tôm hùm mang rửa sạch.
- Bước 2: Gạo cho vào rang sơ qua sau đó vo gạo lại với nước, đem đi ngâm 2 giờ cho hạt gạo mềm, đổ nước vào và đun lên trong khoảng 2 giờ.
- Bước 3: Lấy một nồi khác đun nước sôi, cho tôm hùm vào và luộc lên khoảng 15 phút, sau đó vớt tôm hùm chín vớt ra, gỡ lấy thịt. Sau đó cho vỏ tôm và nước luộc tôm hùm vào nồi cháo đang nấu
- Bước 4: Đợi cháo chín mềm thì ta nêm thêm nước mắm, nước tương, dầu mè vào nồi cháo sao cho vừa ăn rồi bắc xuống, vớt bỏ vỏ tôm ra.
- Bước 5: Hành tím đã bóc băm nhuyễn. Cho dầu vào chảo, dầu sôi cho hành tím vào phi thơm, rồi sau đó cho thịt tôm đã gỡ vào xào qua, cho chút rượu manh vào cho đốt cháy nhanh, giữ vị ngọt của tôm.
- Bước 6: Cho 1 ít lá Tía tô và hành hoa thái thật nhỏ. Cho nồi cháo lên đun nóng lại, cho thịt tôm xào lên, rắc tía tô, hành hoa và tiêu lên trên. Và bạn đã có món cháo tôm hùm cực kỳ ngon và bổ dưỡng rồi đấy!
Giờ thì còn chần chừ gì nữa, hãy múc ngay cháo nóng ra bát rồi thưởng thức ngay thành phẩm tuyệt vời này. Một nồi cháo tôm hùm cực kỳ giá trị đang chờ đón bé yêu và gia đình đấy nhé. Chúc bạn thành công với cách nấu cháo tôm hùm cho bé đơn giản này!
Các sai lầm khi cho trẻ ăn dặm
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Loan (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Cộng đồng Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, Chuyên gia Dinh dưỡng Cấp cao NutiFood), mỗi chén cháo cho bé ăn dặm cần đảm bảo cân đối bốn nhóm thực phẩm là chất bột, chất đạm, chất béo và rau trái. Một số sai lầm nhiều mẹ mắc phải khi cho bé ăn dặm là:
– Cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng…, ăn quá nhiều đạm sẽ gây rối loạn tiêu hóa, gây biếng ăn và chậm lớn.
– Không cho bé ăn các loại rau lá xanh thẫm nhiều dưỡng chất như rau muống, rau ngót, cải bó xôi…
– Chỉ hầm xương hay luộc rau củ để lấy nước quấy bột và nấu cháo mà bỏ cái.
– Không cho con ăn chất béo từ dầu mỡ
– Nấu cháo và hâm nhiều lần cho bé ăn cả ngày, làm giảm chất lượng và mùi vị thức ăn.
Nguồn thông tin: Sai lầm cần tránh khi cho trẻ ăn dặm – VnExpress
Xem thêm:
- Bà bầu ăn chay – Có tốt cho sức khỏe thai kì không?
- Ăn dặm cho bé – Nguyên nhân trẻ biếng ăn
- Bé một tuổi ăn được những gì? Chế độ dinh dưỡng bé một tuổi có gì đặc biệt?