3 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất, cách nào an toàn hơn?

Để tránh tình trạng gỉ mũi cứng, nằm sâu bên trong khó khăn khi lấy và làm đau bé, bố mẹ nên có thói quen lấy gỉ mũi hàng ngày cho con. Chú ý thực hiện đúng cách và làm nhẹ nhàng, sử dụng dụng cụ tiệt trùng để an toàn cho trẻ.

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không phải bố mẹ nào cũng biết và làm đúng. Lấy gỉ mũi là điều cần thiết để bé được thông thoáng khi thở, nhưng làm không đúng có thể gây tổn thương, nhiễm trùng, nguy hiểm cho con.

Nội dung bài viết

  • Gỉ mũi do đâu mà có?
  • Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông phù hợp
  • Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút
  • Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nhíp chuyên dụng
  • Những lưu ý khi lấy gỉ mũi cho em bé

Gỉ mũi do đâu mà có?

Trẻ sơ sinh thường thể hiện sự khó chịu, đói bụng hay đau đớn bằng cách khóc, sau khi khóc nhiều, dịch mũi tiết ra, khô đọng lại thành gỉ mũi cứng bên trong mũi trẻ. Trường hợp tương tự xảy ra khi bé bị cảm, sổ mũi do thời tiết, dị ứng, dịch mũi cũng đọng bên trong làm gỉ mũi. Gỉ mũi đôi khi khô cứng hoặc cũng có thể là dịch nhầy lỏng.

Tuy nhiên, dù ở hình thức nào, gỉ mũi cũng khiến bé khó chịu, không thở được. Loại bỏ gỉ mũi là hình thức vệ sinh thân thể cho trẻ sơ sinh mà bố mẹ không thể bỏ qua để giúp con dễ thở là dễ chịu hơn.

Gỉ mũi là những chất cặn bẩn tích tụ bên trong khoang mũi của trẻ (Ảnh: istockphoto)

Cũng không ít mẹ bỉm và ông bà thường xuyên lấy gỉ mũi cho trẻ sau khi tắm bé hoặc vài lần trong ngày. Nhưng nếu không biết cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thì rất dễ gây tổn thương, nhiễm trùng mũi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.

Vì thế, làm sạch mũi cho trẻ sơ sinh là cần thiết nhưng cha mẹ nên bổ sung các kỹ năng nhất định để đảm bảo an toàn nhất cho bé.

Hiện có 3 cách lấy gỉ mũi cho bé phổ biến nhất: dùng tăm bông, dùng dụng cụ hút, hoặc dùng nhíp chuyên dụng, mỗi biện pháp lại có ưu điểm và lưu ý khi dùng riêng, bố mẹ nên tham khảo kỹ khi lựa chọn áp dụng.

Có thể bạn chưa biết

LẦN ĐẦU LÀM MẸ: 5 điều mẹ cần biết về chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH: 6 Điều cha mẹ cần tuyệt đối tránh!

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông phù hợp

Tăm bông là dụng cụ lấy gỉ mũi cho bé phổ biến nhất, nhưng cũng có thể gây hại vô cùng và được khuyên hạn chế nếu bố mẹ không biết cách làm đúng. Tăm bông sử dụng để lấy gỉ mũi thường phải ít lông gòn, đầu nhỏ để tránh đẩy gỉ mũi vào sâu hơn, mềm để không làm tổn thương niêm mạc mũi và phải được tẩm nước muối sinh lý.

Để lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bằng tăm bông, bố mẹ cần tăm bông sạch đủ tiêu chuẩn như trên, nước muối sinh lý loãng, một chiếc khăn mềm. Nước muối giúp gỉ mũi mềm ra và làm sạch, sát khuẩn mũi.

Các bước thực hiện như sau :

  • Đầu tiên, bố mẹ đặt bé nằm thẳng trên giường hoặc sàn nhà.
  • Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để gỉ mũi mềm ra. Đồng thời tẩm ẩm tăm bông bằng nước muối.
  • Lấy tăm bông nhẹ nhàng gẩy gỉ mũi của bé ra bên ngoài, chú ý gẩy nhẹ không ngoáy mạnh hay đẩy sâu vào. Nếu gỉ mũi còn cứng thì lấy tăm bông ra, đợi hoặc ủ khăn ẩm lên trên mũi bé để làm mềm thêm.
  • Di chuyển sang mũi bên cạnh, làm tương tự
  • Dùng khăn mềm lau khô xung quanh lỗ mũi trẻ.

Lưu ý : không nên nhỏ nước muối loãng vào mũi em bé quá 2 lần/ngày. Khi lấy gỉ mũi không nên trò chuyện nô đùa hay để bé ngọ nguậy mạnh.

Gỉ mũi có thể khô cứng hoặc dạng lỏng (Ảnh: istockphoto)

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút

Đối với trẻ có gỉ mũi mềm, lỏng hoặc sổ mũi dịch nhầy đọng bên trong thì dụng cụ hút được xem là an toàn hơn cả. Để hút mũi, bố mẹ cần chuẩn bị dụng cụ hút được tiệt trùng sạch, nước muối sinh lý loãng và khăn ấm mềm.

Cách thức thực hiện:

  • Đặt bé nằm nghiêng so với mặt đất khoảng 30-45 độ, dùng một tay đỡ lấy gáy và đầu bé.
  • Nhỏ 1 giọt nước muối loãng vào mũi em bé, để gỉ mũi mềm dễ lấy ra hơn đồng thời sát khuẩn.
  • Dùng dụng cụ hút bóp nhẹ rồi hút gỉ mũi ra. Chú ý đừng đặt vào sâu quá để tránh xước mũi.
  • Lặp lại khoảng 2-3 lần cho đến khi gỉ mũi được lấy ra hết. Đổi bên thực hiện tương tự.
  • Cuối cùng là lau sạch lỗ mũi và vùng xung quanh bằng một chiếc khăn ấm mềm.

Lưu ý :

  • Không nên nhỏ nước muối loãng vào mũi bé quá 2 lần/ngày
  • Dùng dụng cụ chuyên dụng cho trẻ sơ sinh với nguồn gốc nhà sản xuất rõ ràng
  • Không hút quá mạnh hay để đầu hút vào quá sâu, có thể làm đau và tổn thương niêm mạc, trầy, tróc niêm mạc mũi trẻ rất nguy hiểm.

Có thể bạn chưa biết

Con hay đòi bế:Làm thế nào để bố mẹ khỏi rã tay vì bế bé cả ngày đây?

10 lỗi sai khi bế con có thể dẫn tới thương tật vĩnh viễn

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nhíp chuyên dụng

Hiện có một số loại nhíp chuyên dụng hỗ trợ gắp gỉ mũi cho trẻ đối với những bé bị gỉ mũi vón cục, cứng, to không thể dùng dụng cụ hút hay tăm bông để lấy ra.

Nhíp có ưu điểm là có thể kẹp và gắp gỉ mũi cứng ra dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên khi chọn mua bố mẹ cũng nên lưu ý chọn đúng loại chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, chất liệu mềm, đầu nhíp nhỏ vừa với mũi trẻ, đầu tròn mềm không nhọn.

Cách thức thực hiện:

  • Nên “canh me” lúc trẻ sơ sinh ngủ hoặc nếu bé thức, bố mẹ nên cố định tay chân, không thể con giãy hay ngọ nguậy đầu.
  • Dùng khăn thấm nước ấm, mềm để lên trên mũi bé để làm mềm bớt gỉ mũi và vùng xung quanh.
  • Đưa nhíp chuyên dụng vào, nhẹ nhàng gắp lấy gỉ mũi ra ngoài. Chú ý động tác cẩn trọng, không đưa vào quá sâu.

Để tránh tình trạng gỉ mũi cứng, nằm sâu bên trong khó khăn khi lấy và làm đau bé, bố mẹ nên có thói quen lấy gỉ mũi hàng ngày cho con. Chú ý thực hiện đúng cách và làm nhẹ nhàng, sử dụng dụng cụ tiệt trùng để an toàn cho trẻ.

Mẹ nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh mũi cho trẻ (Ảnh: istockphoto)

Những lưu ý khi lấy gỉ mũi cho em bé

Theo chia sẻ của BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó GĐ Bệnh viện Nhi Trung Ương, thông thường trẻ em sẽ có nhiều gỉ mũi, đôi khi khô cứng rất khó để lấy sạch. Trong khi đó nhiều bố mẹ chưa có kinh nghiệm nên không biết cách lấy gỉ nên thường dùng tăm bông chọc, ngoáy vào sâu trong mũi để khều gỉ ra. Hành động này của bố mẹ đã vô tình khiến bé đau rát, tổn thương da mũi, hình thành tâm lý sợ lấy rỉ. Hay nguy hiểm hơn là gỉ mủi thụt càng sâu vào bên trong, cản trở hô hấp qua đường mũi ở trẻ.

Chính vì vậy bố mẹ hãy thường xuyên quan sát mũi trẻ và lấy gỉ mũi thường xuyên. Không để vài ba ngày mới lấy một lần hoặc để gỉ mũi khô cứng mới lấy. Đặc biệt là những lúc thời tiết khô hanh gỉ mũi sẽ nhanh chóng khô lại. Nếu để tình trạng gỉ mũi khô bám nhiều trẻ sẽ dễ bị nghẹt mũi, khó thở và buộc phải hô hấp bằng miệng. Không khí đi qua miệng không được "sưởi ấm" trong một thời gian dài sẽ dễ gây ra viêm họng ở trẻ.

Mặc dù có rất nhiều cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả tuy nhiên bố mẹ vẫn nên lưu ý những điểm sau để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ:

  • Thực hiện thao tác nhẹ nhàng, không tác dụng quá mạnh hoặc đưa các dụng cụ vào sâu làm tổn thương cũng như gây rát mũi cho bé.
  • Nên thực hiện lấy gỉ mũi, rửa mũi cho bé khoảng 2-3 lần/ tuần. Tránh lạm dụng việc lấy gỉ mũi quá nhiều điều này sẽ làm mất chất nhầy của mũi khiến mũi trẻ bị khô và bụi bẩn tấn công gây nguy hiểm cho hô hấp.
  • Lựa chọn các sản phẩm nước muối sinh lý, nước muối ưu trương chính hãng ở các cơ sở uy tín.
  • Nên đưa bé đến bệnh viện nếu bé có tình trạng nhiều gỉ mũi, chất nhầy khiến bé khó thở, khò khè để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám và đưa ra giải pháp kịp thời.

Nguồn tham khảo: Cẩn thận khi vệ sinh mũi trẻ bằng tăm bông - giadinh.net

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hienpham