Sách "Cách khen, cách mắng, cách phạt con" và 7 bài học dạy con đáng học hỏi của người Nhật

"Cách khen, cách mắng, cách phạt con" không đơn thuần chỉ là một cuốn sách chỉ cho cha mẹ cách để khen, để mắng, để phạt con mà còn là những cuộc trò chuyện và trao đổi kinh nghiệm về cách dạy con của tác giả. Ghé xem một vài bài học bổ ích của cuốn sách trong bài viết dưới đây nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Cách khen, cách mắng, cách phạt con” là một trong những đầu sách hay giúp các bậc phụ huynh “một tay” nuôi dạy con tốt hơn. Từ cách khen, la mắng đến việc giúp con nhận biết lỗi sai và xin lỗi để giúp bé phát triển, hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Đồng thời, thông qua cuốn sách, cha mẹ có cơ hội rèn luyện, cải thiện những khiếm khuyết của bản thân, để trẻ không chỉ nghe lời mà còn năng động, tự tin và biết phân biệt đúng sai.

Đọc bài viết để biết những bài học bổ ích từ sách “Cách khen, cách mắng, cách phạt con”:

  • Khen và la mắng với mức độ vừa phải
  • Khi thấy con có sự thay đổi tốt, hãy nói điều đó với trẻ
  • La mắng điều trẻ làm sai, không nên chỉ trích nhân cách
  • Bố hoặc mẹ đứng về phía con
  • Bố mẹ hãy cùng con xin lỗi
  • Không nên day đi day lại lỗi sai của trẻ
  • Cha mẹ không nên “giận quá mất khôn”

Những bài học trong cuốn sách “Cách khen cách mắng cách phạt con”

Khen và la mắng với mức độ vừa phải

Thực chất, khen và la mắng là hai khía cạnh bổ trợ lẫn nhau. Nếu khen quá nhiều, bạn vô tình gây ra sự căng thẳng cho con. Lúc này, trẻ sẽ nghĩ rằng “Làm như thế thì được khen mà nếu không làm theo như vậy thì sẽ bị mắng”. Do đó, mỗi lần muốn được khen, con sẽ phải “gồng mình” để làm đúng những điều này, nên sẽ cảm thấy áp lực và không được thoải mái.

Bạn có thể chưa biết:

Phạt trẻ đúng cách để không gây tổn thương tâm lý cho con

Khen trẻ đúng cách: Những sai lầm mà ba mẹ nào cũng mắc phải

Mặt khác, nhiều người nghĩ rằng la mắng là hành động làm tổn thương trẻ. Tuy nhiên, bạn có thể giúp con hiểu rằng “Vì bố mẹ luôn nghĩ điều tốt cho mình nên khi mình làm điều gì không đúng mới bị la”, để bé không cảm thấy bị ghét bỏ và buồn bã. Tóm lại, không phải cứ khen là tốt và mắng là không tốt. Điều quan trọng là bạn biết khen và mắng ở mức độ vừa phải, để giúp con nhận biết được lỗi sai và phát triển bản thân tốt hơn.

Việc khen con quá nhiều vô tình sẽ gây áp lực lên trẻ (Nguồn ảnh: doanhnghiepvn)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi thấy con có sự thay đổi tốt, hãy nói điều đó với trẻ

Việc công nhận không nhất thiết phải dựa trên thành quả mà đơn thuần là sự quan tâm, để ý đến trẻ. Do đó, cha mẹ hãy chú ý những điều mới, sự thay đổi tốt ở bé để nói cho con nghe. Điều này giúp con cảm thấy hạnh phúc, vui sướng vì được bố mẹ yêu thương, chăm sóc. Ngoài ra, lúc nói điểm tốt cho bé nghe, bạn không nên so sánh trẻ với người khác. Điều này không chỉ làm con cảm thấy tự ti mà còn “vô tình” tạo ác cảm xấu cho trẻ với những câu nói của của cha mẹ.

La mắng điều trẻ làm sai, không nên chỉ trích nhân cách

Mục đích của việc la mắng là khiến trẻ hiểu những điều mình làm sai hoặc chưa đúng. Nếu bố mẹ la con kèm những câu nói chỉ trích nhân cách sẽ làm trẻ tự ti và hoài nghi về bản thân. Ngoài ra, khi la mắng, bạn chú ý đừng để trẻ xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như: thất vọng về bản thân, ghét bỏ tính cách của mình,… Điều này không chỉ khiến con bị tổn thương mà còn dần xa cách với bố mẹ.

Bố hoặc mẹ nên đứng về phía con

Bên cạnh việc khen thưởng, đôi lúc cha mẹ nên la mắng vì trẻ làm sai như: nói dối, vô tình làm chuyện nguy hiểm,… La mắng là cách giúp trẻ nhận ra lỗi sai và những việc làm không đúng, nhưng phải có “đồng minh” để san sẻ nỗi buồn với con. Vì vậy, một trong hai người nên ở bên cạnh để hỗ trợ, an ủi, giúp con hiểu rõ vấn đề và xoa dịu vết thương lòng trong bé.

Bố hoặc mẹ nên đứng về phía con (Nguồn ảnh: thaihabooks.com)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Cha mẹ được gì khi la mắng con?

Quát Mắng con không đúng cách: Trẻ có thể tổn thương gấp trăm lần cha mẹ dùng roi vọt

Bố mẹ hãy cùng con nói xin lỗi

Đôi khi, trẻ sẽ gây phiền phức cho bạn bè và mọi người ở nơi công cộng. Những lúc này, ngoài việc la mắng trẻ, bố mẹ nên cùng bé đến xin lỗi những người đã bị con làm phiền. Việc này giúp con nhận thức những điều đã làm là sai nên phải xin lỗi. Đồng thời, bố mẹ cùng trẻ xin lỗi sẽ giúp bé thấy và hiểu cách xin lỗi như thế nào cho đúng. Nhờ vậy, con sẽ ý thức và có trách nhiệm với những điều mình làm, cũng như biết cách xin lỗi người khác khi làm sai.

Không nên day đi day lại lỗi sai của trẻ

Khi mắng trẻ, bạn không nên nhắc đi nhắc lại lỗi sai mà con đã mắc phải. Việc này vừa không giúp con nhận, sửa lỗi sai mà còn khiến con trở nên bướng bỉnh và lì lợm hơn. Thay vào đó, bạn nên nói với trẻ nhẹ nhàng và chân thành như: “Bố(mẹ) biết là con đang nói dối đấy nhé!”. Đồng thời, bạn nên ở bên cạnh trong quá trình con nhận và sửa lỗi sai, để giúp trẻ bình tĩnh, yên tâm hơn.

Cha mẹ không nên “giận quá mất khôn”

Trong lúc nóng giận, nhiều bố mẹ không kiềm chế được bản thân mà nói ra những lời làm tổn thương đến con. Sau đó, bạn cảm thấy hối hận và cần xem xét lại bản thân, nhưng không cách nào xoa dịu được vết thương lòng ở trẻ. Để giải tỏa những cơn nóng giận, bực tức, bạn có thể chia sẻ với bạn bè, viết nhật ký hay đóng cửa phòng và hét thật to. Bên cạnh đó, việc đi dạo xung quanh, hít thở không khí cũng là cách hiệu quả để lấy lại bình tĩnh và tránh làm tổn thương đến trẻ.

Cha mẹ nên kiểm soát cơn giận dữ để tránh làm tổn thương trẻ (Nguồn ảnh: dalatfoodie.com)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể nói, sách “Cách khen, cách mắng, cách phạt con” là kim chỉ nam giúp các ông bố, bà mẹ nuôi dạy con một cách hiệu quả. Từ những thông tin trên, bạn có thể cân nhắc để mua, đọc, trải nghiệm và chia sẻ những suy nghĩ của mình về cuốn sách cho các mẹ khác cùng tham khảo nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Nguyen Le