Cách đốt vía cho bé gái dễ dàng khi sử dụng tỏi, đốt phong long, bồ kết và nón lá rách. Mỗi cách đều nhằm mục đích cuối cùng là cầu mong con bớt quấy khóc, khoẻ mạnh và an giấc.
Đốt vía được hiểu như thế nào? Khi nào cần đốt vía?
Đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung rất phong phú. Ông bà ta luôn tin rằng mỗi con người ngoài phần xác thì còn phần hồn. Người đàn ông sẽ có ba hồn bảy vía, phụ nữ thì có ba hồn chín vía.
Và không phải linh hồn nào cũng dễ thương và không gây rắc rối cho người phàm. Người vía lành thì sẽ mang lại may mắn tốt đẹp. Ngược lại, những người nặng vía, hay còn được gọi là vía dữ, vía độc” thì đem lại sự vận đen xui xẻo cho người khác. Và từ văn hoá tín ngưỡng đó mới sinh ra tục lệ “đốt vía”.
“Đốt vía” được hiểu là hành động nhằm khắc phục và xua đuổi những nguồn năng lượng xấu bên ngoài. Đối với nhà có trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, thì nhiều nhà rất hay kiêng kị những vấn đề hồn vía này.
Theo quan niệm dân gian thì đốt vía là việc làm khắc phục tình trạng quấy khóc, khó chịu bất thường của em bé. Các cụ thường quan niệm việc này là do bé cưng tiếp xúc với người nặng vía hoặc tiếp xúc với những nguồn năng lượng xấu bên ngoài.
Bật mí các cách đốt vía cho bé gái
Sử dụng tỏi
Trong việc trừ tà, trừ ma trừ quỷ thì tỏi được xem là vật hiệu quả nhất. Nếu gia đình nghi ngờ đang có vía dữ chọc phá bé thì có thể dùng tỏi ta để ở đầu giường (cũi) bé. Nhiều gia đình sẽ treo ở trước cửa nhà hay cửa phòng. Dân gian tin rằng ma, quỷ sợ tỏi. Cách này sẽ giúp đuổi ma quỷ giúp bé ngon giấc.
Cách đốt vía cho bé gái bằng bồ kết
Để thực hiện cách đốt vía cho bé gái này, ba mẹ cần chuẩn bị:
- Một chòm bồ kết (bồ kết tươi hay khô đều được)
- 3 cây dứa gai treo trước cửa sổ
- Một chậu than hoa rực lửa
Khi đã chuẩn bị đầy đủ thì hãy thả chòm bồ kết vào chòm than hoa, mùa thơm ngào ngạt của bồ kết sẽ lan tỏa khắp phòng, xua đuổi âm khí.
Một vài gia đình còn bế em bé hơ qua hơ lại dưới khói bồ kết, đồng đời đọc câu thần chú để khấn: “Đốt vía, đốt van, đốt gan, đốt ruột – Vía lành thì ở, vía dữ thì đi”. Tuy nhiên, cách này không được chúng tôi khuyến nghị vì khói có thể làm con ngạt thở. Ngoài ra, khí than cũng không tốt cho bé.
Do đó, nếu tin và chọn thực hiện cách này thì ba mẹ chỉ nên thực hiện vào buổi tối hoặc đêm, ở nơi thoáng đãng. Và hãy đưa con sang một phòng hay khu vựa khác để tránh con hít phải hay khiến bé bị ngộp. Đợi đến khi nào không khí trong phòng thoáng mát, dễ chịu thì mẹ bế bé trở lại.
Đốt nón rách
Cách đốt vía cho bé gái nói riêng và các bé nói chung này hay thường thấy ở các vùng nông thôn. Người nông dân thường đội nón đi làm đồng. Và nếu nhà nào có trẻ sơ sinh hay quấy khóc bất thường và nghi do ma quỷ ám thì gia đình có thể đốt vía bằng chiếc nón rách.
Cách đốt vía bằng nón rách được thực hiện như sau:
- Đốt chiếc nón rách thành tro
- Bước qua bước lại 9 lần với bé gái.
- Trong khoảng thời gian đó, nhớ đọc lời khấn: “Vía lành thì ở, vía dữ thì đi”.
Cách đốt vía cho bé gái bằng phong long
Đốt phong long có thể nói là phương pháp khá phổ biến cho trẻ sơ sinh, và có thể hay thấy ở những cửa hàng buôn bán. Cách đốt phong long vừa đơn giản lại hiệu quả, người lớn trong nhà chỉ cần cầm một tờ giấy xoắn lại, đốt lửa hơ khắp phòng và hơ xung quanh trẻ. Vừa hơ vừa đọc lời khấn: “Vía lành thì ở, vía dữ thì đi”.
Tuy nhiên, vì đang sử dụng lửa nên gia đình phải tuyệt đối cẩn thận cho bé và cả nhà. Người lớn nên cầm tờ giấy đốt lửa xa người bé để tránh lửa hơ qua tay chân bé, khiến bé bị bỏng. Ngoài ra, cũng nên để ý vật dụng xung quanh, tránh tình trạng không chú ý có thể dẫn đến hậu quả cháy đáng tiếc.
Có nên tin tưởng hoàn toàn và phụ thuộc vào cách đốt vía cho bé gái để con nín khóc ngủ ngon?
Các cách đốt vía cho bá gai hay bé trai đều mang yếu tố tâm linh. Vì thế, đây là sự lựa chọn của mỗi cá nhân ba và mẹ. Chưa có một nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chứng minh đốt vía chắc chắn giúp con bình an.
Dưới góc nhìn hiện đại, các nhà khoa học cho rằng hiện tượng nặng vía ở trẻ sơ sinh là do sức đề kháng của con lúc này còn yếu. Chính vì vậy, cơ thể bé dễ bị khí xấu hay môi trường khác xâm nhập, khiến bé cảm thấy bất an, khóc nhiều về đêm.
Không loại trừ trường hợp do nhiều người ôm ấp khiến trường năng lượng của bé bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng năng lượng và dẫn tới bé quấy khóc nhiều không chịu nín. Cũng có thể bé bị bị vi khuẩn, virus tấn công gây mệt mỏi.
Dù thực hiện hay không, hãy luôn nghĩ đến yếu tố an toàn cho con yêu. Và tin vào những yếu tố tâm linh luôn mang giá trị tinh thần rất lớn. Nhưng nếu không cẩn thận thì ranh giới dẫn đến mê tín dị đoan rất mong manh mẹ nhé!
Xem thêm:
- Cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm thẳng giấc, không ngắt quãng mẹ cần biết
- Làm gì để trẻ bớt sợ hãi vào ban đêm?
- Tìm hiểu nguyên nhân trẻ khóc đêm và cách xử lý hiệu quả cho mẹ
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!