Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh - Mẹo hay dành cho mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là hiện tượng bất thường ở hệ tiêu hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Đây nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở trẻ em, trong đó 80% ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Vì vậy ba mẹ cần trang bị những kiến thức về cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh đúng nhất để có thể chăm sóc và xử lý kịp thời khi bé nhiễm bệnh.

Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Bình thường, phân trẻ sơ sinh mềm và hơi lỏng, đặc biệt là trong tháng đầu sau sinh. Nhưng khi bé bị tiêu chảy, phân sẽ có nhiều nước và bé đi tiêu thường xuyên hơn, trên 3 lần/ ngày và kéo dài từ 5 ngày đến 1 tuần. Nếu các biểu hiện của trẻ vẫn bình thường, không bị sốt và phân không có mùi thì ba mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng dưới đây, ba mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời

  • Trẻ lừu đừ, nôn, sốt
  • Phân có máu hoặc chất nhầy kèm mùi tanh
  • Trẻ quấy khóc, chán ăn, mất nước dẫn tới sụt cân
  • Bé bị khô miệng, lượng nước tiểu ít

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ.

Trẻ bị nhiễm khuẩn virus

Trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc bệnh đường ruột cao hơn người lớn, trong đó tiêu chảy là bệnh hay gặp nhất. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, còn non yếu dễ bị các tác nhân như vi khuẩn hay virus tấn công qua đường tiêu hóa, gây nhiễm trùng đường ruột dẫn đến tiêu chảy ở trẻ.

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Trẻ gặp phải tình trạng tiêu chảy thường là do chế độ ăn uống ít chất xơ, không có nhiều rau củ quả, trong khi các mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đồ tanh, chất béo. Ngoài ra, các mẹ cho trẻ ăn dặm hoặc nếm các loại thức ăn mặn quá sớm hay do trẻ uống loại sữa công thức không phù hợp… đều là nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.

Vệ sinh chưa sạch sẽ

Việc vui chơi bên ngoài sẽ giúp trẻ thúc đẩy hoàn thiện trí não và thể chất của trẻ, tuy nhiên vui chơi sẽ là lúc trẻ tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, virus gây bệnh cho cơ thể. Do đó nếu không vệ sinh đúng cách sẽ dẫn  đến tình trạng trẻ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi sức đề kháng còn non yếu nên dễ dàng để mắc tiêu chảy hơn.

Ngộ độc thực phẩm

Đây cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng gồm nôn mửa và có xu hướng hết trong vòng 24 giờ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Uống nhiều nước ép trái cây

Nhiều cha mẹ không ngờ rằng cho con uống nhiều nước ép trái cây là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em. Nhiều loại nước trái cây kể cả trái cây tươi, trái cây đóng hộp có chứa sorbitol – một dạng đường khó tiêu khiến hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa được, dẫn đến tiêu chảy.

Ảnh hưởng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Mất nước là một trong những điều đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy mức độ trung bình hoặc nặng có thể gây nên điều này.

Mất nước nghiêm trọng rất nguy hiểm, nó có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Sau đây là những dấu hiệu của mất nước, hãy đưa con đi khám bác sĩ nếu con mắc phải các trường hợp sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chóng mặt và choáng váng;
  • Khô miệng;
  • Nước tiểu màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu;
  • Rất ít hoặc không có nước mắt khi khóc;
  • Da khô và mát bất thường;
  • Uể oải.

Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh đúng nhất

Ngay khi phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, ba mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý sau để ngăn ngừa tình trạng này

Bù nước khi bé bị tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất một lượng nước lớn, chính vì vậy việc đầu tiên ba mẹ cần làm là cho trẻ uống nhiều nước. Dung dịch bù nước thông dụng là oresol hay còn gọi là nước biển khô. Liều dùng cho trẻ dưới 2 tuổi là uống khoảng 50ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.

Với trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng, ba mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng cách thường xuyên cho trẻ bú mẹ. Việc uống sữa mẹ có tác dụng tăng sức đề kháng giúp bé phục hồi nhanh hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ ăn phù hợp

Nếu bé ăn thức ăn đặc mà bi tiêu chảy, mẹ có thể chuyển sang thức ăn mềm, dạng bột như chuối, táo hay ngũ cốc cho đến khi bé hết tiêu chảy. Các mẹ đang cho con bú cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống của riêng mình để tránh bất kỳ loại thực phẩm nào có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ.
Trẻ bị tiêu chảy nên tránh ăn thực phẩm có thể làm cho bệnh nặng hơn, bao gồm:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm giàu chất xơ
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa và phô mai
  • Đồ ngọt như bánh, bánh quy, và soda

Giữ vệ sinh 

Tiêu chảy do nhiễm virus hoặc vi khuẩn rất dễ lây lan. Trong quá trình chăm sóc trẻ, ba mẹ nên rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để hạn chế nguy cơ lây lan của bệnh. Nên vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thay tã hoặc khi chuẩn bị thức ăn.

Ba mẹ nên lưu ý đồ dùng sử dụng cho trẻ bị tiêu chảy cũng cần được tách riêng biệt như khăn tắm hoặc chậu và không nên cho trẻ ra ngoài đến khi bé hoàn toàn bình phục.

Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh các phương pháp tây y, mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian sau để làm cách trị tiêu chảy cho bé:

Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm hay còn tên gọi khác là Sampoche, có vị chát, là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Trong việc điều trị tiêu chảy, táo bón, đi phân sống cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể áp dụng phương pháp đơn giản: Sử dụng 1 trái hồng xiêm 20g, gọt vỏ, lấy hạt và phần sơ chát bên trong trái hồng xiêm rồi cắt thành miếng nhỏ. Nấu hồng xiêm với 200ml nước và cho trẻ uống 2 lần/ ngày, 1-2 ngày sẽ có kết quả.

Gừng tươi nướng

Gừng không chỉ là gia vị phổ biến mà còn là một vị thuốc cực kỳ tốt, đặc biệt có tác dụng điều trị trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất hiệu quả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ sử dụng gừng tươi rửa sạch rồi đem nướng cho chín. Sau đó, gọt bỏ vỏ bên ngoài rồi cắt gừng thành từng lát nhỏ, cho vào cốc nước nóng và cho trẻ uống như nước trà. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần sẽ có hiệu quả nhanh chóng.

Chuối tiêu xanh

Mẹ có thể gọt mỏng vỏ chuối tiêu xanh, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo sau đó nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày.

Uống nước lá ổi

Mẹ lấy lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối rồi lọc lấy nước cho bé uống.

Súp cà rốt

Cà rốt được xem như một loại thuốc quý để điều trị tiêu chảy. Mẹ lấy 500 gam cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh mỏng, đun nhỏ lửa với 2 lít nước trong 1 giờ đến khi cạn còn 1 lít, sau đó vớt cà rốt ra, nghiền kỹ, lọc qua vải thưa, loại bỏ bã và cho thêm 3 gam muối sau đó đun sôi lại để dùng.

Nước gạo lức rang

Mẹ lấy gạo lức rang vàng cho khoảng 100g gạo vào hai lít nước nấu đến khi gạo chín mềm, lấy nước cho trẻ bị tiêu chảy uống khoảng ba đến năm ngày là khỏi.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay

Khi bị tiêu chảy có thể điều trị tại nhà, song nếu nhận thấy có một trong các triệu chứng sau thì ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Phân có máu và các biểu hiện khác của tình trạng mất nước như khô môi, mắt trũng, khóc không có nước mắt.
  • Trẻ không đi tiểu trong 4 - 6 giờ.
  • Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, hoặc nếu bạn thấy trẻ ngủ nhiều, khó đánh thức.
  • Nếu ăn hoặc bú kém, hoặc bỏ ăn
  • Bị nôn nhiều.
  • Trẻ bị tiêu chảy vẫn không hết trong 7 ngày

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bài viết của

Vy Le