Cách chữa tắc tia sữa nặng như thế nào an toàn nhưng hiệu quả để mẹ mau chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này? Liệu mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú?
Tắc tia sữa nặng là gì?
Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn.
Và khi tắc tia sữa nặng sẽ xảy ra khi mẹ không biết cách xử lý kịp thời, dẫn đến bầu vú bị tình trạng áp xe hay viêm tuyến vú.
Các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy tình trạng tắc tia sữa nặng
Mẹ bầu có thể tự hỏi cảm giác viêm vú như thế nào so với cảm giác đau vú bình thường khi mới bắt đầu cho con bú. Hoặc, viêm vú trông như thế nào? Muốn tìm hiểu và chon đúng cách chữa tắc sữa nặng thì phải nhận biết đúng dấu hiệu và triệu chứng, bao gồm:
- Các triệu chứng giống cúm như sốt, mệt mỏi và đau nhức
- Một cục cứng và mềm xuất hiện ở một bên vú
- Ngực sưng đỏ
- Cảm giác nóng ấm bất thường khi chạm vào vú
- Và cảm giác nóng rát khi cho con bú.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng tắc tia sữa nặng?
Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ có thể làm tình trạng tắc tia sữa nặng:
- Cho con bú không đúng kỹ thuật. Ví dụ như không thay đổi vị trí cho con bú hoặc không vắt hết sữa ở mỗi bên vú, sữa có thể bị tích tụ và có thể bị mắc kẹt trong ống dẫn sữa.
- Tắc ống dẫn sữa mà không được thông kịp thời. Nếu một ống dẫn sữa bị tắc, một cục cứng và mềm khi ấy sẽ hình thành. Và khi không được thông, tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra.
- Vết nứt trên núm vú hoặc vết phồng rộp sữa có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn ở vú.
- Mặc áo ngực quá chật hoặc tạo áp lực lên vú có thể hạn chế và khiến dòng sữa bị tắc.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu vì quá căng thẳng hoặc mệt mỏi, hoặc chế độ dinh dưỡng kém có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch và khiến mẹ bỉm sữa dễ bị nhiễm trùng viêm vú hơn.
- Đã từng bị tắc tia sữa trước đây.
- Hút thuốc.
Cách chữa tắc tia sữa nặng như thế nào an toàn cho mẹ bỉm sữa?
Đi khám bác sĩ
Đây là cách chữa tắc tia sữa nặng an toàn và hiệu quả nhất cho mẹ bỉm sữa. Nếu bị tắc sữa và nhận thấy tình trạng có thể trở nặng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh an toàn với thai nhi cho mẹ uống.
Thông thường, mẹ bị tắc tia sữa nặng sẽ nhận thấy sự cải thiện trong vòng 1-2 ngày, nhưng điều quan trọng là phải dùng đủ liều thuốc kháng sinh, ngay cả khi các triệu chứng đã giảm rõ rệt. Mẹ đừng lo lắng vì thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến bé và nguồn sữa. Nếu quá đau, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau để giúp giảm bớt sự khó chịu.
Tự chăm sóc tại nhà
Ngoài phương pháp điều trị mà bác sĩ đề xuất, mẹ bỉm sữa có thể thử một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà sau để giúp quá trình phục hồi nhanh chóng hơn.
- Uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Hút hết sữa ở mỗi bên vú sau mỗi lần cho con bú. Nếu quá đau, hãy thử vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa.
- Đừng giảm số lần cho bú hay hoàn toàn không cho bé bú vì điều này có thể khiến nguồn sữa giảm xuống và kéo dài thời gian hồi phục.
- Giữ số lần cho con bú đều đặn và càng nhiều càng tốt.
- Chườm nóng ướt hoặc khô lên bên vú bị ảnh hưởng ngay trước khi cho con bú hoặc vắt sữa. Hoặc tắm nước ấm cũng có thể phát huy tác dụng.
- Khi bầu vú còn ấm, hãy nhẹ nhàng xoa bóp, sau đó thử cho con bú hoặc vắt sữa.
- Không mặc áo ngực và chọn áo rộng rãi, không ôm sát cơ thể.
- Đắp lá bắp cải lạnh cũng là cách chữa tắc tia sữa nặng được khuyến khích.
Trong quá trình điều trị, hãy lập tức đến bệnh viện nếu bỗng dưng sốt cao, có mũ hoặc máu trong sữa. Vì đây là những dấu hiệu cho thấy tình trạng ngày một trở nên nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể nặng hơn và có thể hình thành áp xe.
Xem thêm:
- Chữa tắc tia sữa bằng Coca Cola có thực sự hiệu quả?
- Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít đơn giản và hiệu quả mẹ bầu nên áp dụng
- Điều trị áp xe vú như thế nào để không tái phát và gọi sữa về hiệu quả?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!