Một số cách chữa rạn da sau sinh cho bà đẻ và những lưu ý

Rạn da xảy ra khi da giãn và da không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể. Những vết rạn thường thấy ở vùng da mỏng và yếu. Nguyên nhân của rạn da xuất hiện ở lớp hạ bì. Đây là lớp chức năng mang lại sự đàn hồi cho da. Nhưng khi lớp da này bị kéo căng trong một thời gian dài, thì da trở nên kém đàn hồi hơn, các mô liên kết bị phá vỡ tạo nên các vết rạn da.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chữa rạn da sau sinh là cụm từ được các chị em phụ nữ tìm kiếm nhiều hiện nay. Theo thống kê, có khoảng hơn một nửa phụ nữ sau khi sinh bị mắc chứng rạn da. Vì thế, khi mang thai và sau khi sinh bạn cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn cho làn da của mình.

Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Lan Anh, bác sĩ Sản phụ khoa bệnh viện Từ Dũ. Cùng tham khảo thêm:

  • Tình trạng rạn da sau khi sinh là gì?
  • Có thể phòng ngừa được hay không?
  • Phòng ngừa rạn da bằng cách nào?

Rạn da là gì?

Rạn da sau sinh xảy ra rất phổ biến

Đây là trường hợp xảy ra khi da giãn và da không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể. Những vết rạn thường thấy ở vùng da mỏng và yếu. Nguyên nhân của rạn da xuất hiện ở lớp hạ bì. Đây là lớp chức năng mang lại sự đàn hồi cho da. Nhưng khi lớp da này bị kéo căng trong một thời gian dài, thì da trở nên kém đàn hồi hơn, các mô liên kết bị phá vỡ tạo nên các vết rạn da.

Vết da bị rạn hình thành qua hai thời kỳ. Đầu tiên là những vệt đỏ, đỏ tím, có hoặc không kèm theo ngứa. Tiếp đến, da chuyển màu trắng và hình thành các đường rạch lõm (là lúc có vết rạn), có sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn.

Các vết rạn da thường gặp ở các vùng da yếu như: ngực, bụng, mông, đùi, bắp chân.

Có thể mẹ chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

10 Cách chị rạn da sau sinh

Rạn da có thể phòng ngừa được không?

Cần phòng chống trước tránh bị rạn da sau sinh

Cách chữa rạn da sau sinh như thế nào? Và có thể phòng ngừa được không? Thật không may, chưa có cách nào để ngăn ngừa vết rạn da sau sinh. Chưa có một loại kem dưỡng da hay dầu dưỡng nào có thể làm được điều đó - và nếu đó là những điều hứa hẹn trên nhãn mác của sản phẩm của những chai kem chống rạn, thì đó có thể là một sự lừa dối.

Tuy nhiên, các biện pháp sau phụ nữ nên duy trì, kết hợp với việc kiểm soát cân nặng trong khi mang thai:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Luôn giữ ẩm cho làn da trong thai kỳ bằng kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm. Nó góp phần làm cho làn da của bạn cảm giác thoải mái hơn, trông mịn màng và săn chắc hơn, đồng thời giúp giảm ngứa do bụng ngày càng lớn.
  • Uống đủ nước cũng là một biện pháp tốt để ngăn ngừa hay giảm nhẹ các vết rạn da.

Phòng ngừa rạn da trước khi sinh bằng cách nào?

Khi đã bị rạn da, rất khó để có thể loại trừ hoàn toàn các vết rạn này, tuy nhiên việc phòng tránh sẽ giúp bạn hạn chế được phần nào nguy cơ bị rạn da.

Cách chữa rạn da sau sinh là gì? Cách phòng tránh chứng rạn da đơn giản nhất là nên tránh tăng cân quá nhanh trong giai đoạn mang thai, chỉ nên đảm bảo cân nặng tăng theo mức chuẩn.

Những lưu ý khi bị rạn da

Rạn da không ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ sau sinh. Nhưng để tránh những ảnh hưởng xấu đến da và tính thẩm mỹ, cần chú ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Massage để tăng sự lưu thông các mạch máu.
  • Thoa kem dưỡng ẩm vào khu vực bị rạn để giữ da luôn mềm mại, tăng tính đàn hồi.
  • Phụ thuộc vào vùng rạn và da “lành” hay “dữ” mà quá trình “thay da” (tẩy da chết) giúp làm mờ vết rạn da nhiều hay ít.
  • Ăn nhiều thức ăn tốt cho làn da như các loại chứa nhiều Vitamin C, E, Kẽm.
  • Tùy thuộc từng loại kem khác nhau mà làn da và vết rạn được cải thiện nhiều hay ít. Thường nó chỉ có hiệu quả với những vết sẹo mới mà thôi. Còn đôi với các vết rạn đã bị lâu rồi thì gần như không hiệu quả.

Điều trị rạn da bằng y học

Trong khi một số vết rạn da mờ đi một cách tự nhiên thành những đường mờ nhạt hoặc màu bạc, một số vết rạn da sau sinh khác còn vẫn sẫm màu hơn và lộ rõ ​​hơn. khi rạn da vẫn còn trong giai đoạn hơi đỏ đỏ là thời điểm tốt nhất để điều trị. Tham khảo một số cách điều trị sau:

  • Gel được làm từ hỗn hợp chiết xuất hành tây và Axit Hyaluronic có thể hữu ích. Trong những nghiên cứu gần đây, người sử dụng Gel cho biết các vết của họ mờ dần sau 12 tuần sử dụng đều đặn mỗi ngày.
  • Một sự lựa chọn khác là Retinoid kê đơn bởi bác sĩ. Retinoid có thể làm tăng tốc độ luân chuyển tế bào và có thể kích thích tăng sinh Collagen mới, dẫn đến làn da đầy đặn và khỏe mạnh hơn. (lưu ý là chị em không thể sử dụng Retinoid nếu đang mang thai hoặc cho con bú.)
    Các phương pháp điều trị rạn da khác bao gồm điều trị bằng Laser. Laser có thể tăng sinh Collagen và thu nhỏ các mạch máu bị giãn. Bạn sẽ cần trải qua một liệu trình dài, thực hiện nhiều lần mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
  • Các quy trình nhẹ nhàng như tẩy da chết và chăm sóc da cũng có tác dụng giúp làm mới làn da, nhưng cũng chưa mang đến một sự thay đổi lớn.

Mẹ có thể xem thêm:

5 Bí quyết giúp mẹ tránh rạn da khi mang thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chữa rạn da có thật sự quan trọng cho phụ nữ sau sinh

Cách chữa rạn da sau sinh như thế nào? Thực tế không có cách nào để khôi phục được các vết rạn đã bị tổn thương trở lại bình thường ngoài phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn nên đến bác sĩ da liễu để nhận được lời khuyên tốt nhất về cách sử dụng thuốc, mỹ phẩm làm mờ vết rạn nhé.

Nguồn tham khảo: Rạn da sau sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của TheAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mộng Thường