Mắt trẻ nhỏ bị đổ ghèn nhiều, mẹ có thể áp dụng những biện pháp này tại nhà

Bé bị đổ ghèn là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp không đi kèm các dấu hiệu nặng, phụ huynh có thể xử lý vấn đề này tại nhà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn tại nhà là mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho mắt bé bằng nước muối pha loãng với một liều lượng hợp lý và làm đúng cách. Ngoài ra còn có những biện pháp khác mà mẹ cần ghi nhớ!

  • Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn tại nhà như thế nào?
  • Nguyên nhân khiến bé bị đổ ghèn
  • Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?

Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn tại nhà như thế nào?

Bé bị đổ ghèn là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp không đi kèm các dấu hiệu nặng, phụ huynh có thể xử lý vấn đề này tại nhà vì ghèn nhiều trong mắt sẽ khiến bé khó chịu, khó mở mắt, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Thực tế, một trong những cách chữa mắt bé bị đổ ghèn nên được thực hiện ngay sau khi trẻ sinh ra. Trong giai đoạn đó, mắt bé bị dính các dịch từ cơ thể mẹ, mà tuyến lệ lại chưa hoàn thiện nên trẻ không có khả năng tự làm sạch mắt. Vì vậy, nhân viên y tế thường gợi ý cho mẹ, trong vòng một giờ sau sinh có thể cho mắt trẻ được nhỏ nitrate bạc 1% hoặc thuốc mỡ mắt tetracycline 1% để tránh nhiễm trùng.

(Nguồn: Vinmec)

Trong những tháng đầu sau sau sinh, đội ngũ bác sĩ bệnh viện Thu Cúc mà đại diện là bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa – Trưởng khoa Nhi gợi ý biện pháp phụ huynh có thể làm sạch cho mắt bé tại nhà:

  • Phụ huynh nên thực hiện việc vệ sinh cho bé 2 – 3 lần một ngày hoặc bất cứ khi nào bé đổ ghèn.
  • Sử dụng bông gòn sạch nhúng vào nước muối pha loãng và lau vùng xung quanh mắt, khóe mắt của con, nhằm giữ cho mắt bé đỡ bị dính ghèn.
  • Lau thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương mắt của con.
  • Kết hợp thêm việc massage vùng giữa mắt và mũi của bé bằng khăn đã nhúng qua nước ấm. Điều này sẽ giúp ống dẫn bị tắc trở nên thông thoáng, đẩy được dịch vàng ra ngoài, khiến cho mắt của bé sẽ đỡ bị đổ ghèn hơn.

Xem thêm:

Mẹ bị đau mắt có nên cho con bú không, con có bị lây bệnh của mẹ không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân khiến bé bị đổ ghèn

Có nhiều nguyên nhân gây nên việc bé bị đổ ghèn. Nắm rõ các nguyên nhân này có thể giúp ba mẹ có cách xử lý phù hợp cũng như điều chỉnh thói quen chăm sóc bé.

(Nguồn: Vinmec)

  • Như đã đề cập, trẻ sơ sinh khi vừa chào đời có thể bị máu và nước ối trong cơ thể mẹ chảy vào mắt. Lúc này mắt và tuyến lệ của bé còn khá yếu chưa thể kháng lại những chất dịch này nên mắt bé dễ bị nhiễm trùng dẫn đến hiện tượng mắt đổ ghèn.
  • Các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý như tắc tuyến lệ, viêm kết mạc
  • Có vật lạ bay vào mắt bé nhưng không được làm sạch kịp thời
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp khiến cơ thể bé bị sinh nhiệt, nóng trong người. Ngoài ra có thể do nguồn sữa từ cơ thể mẹ không đủ chất hoặc chính mẹ cũng ăn những thức ăn gây nhiệt làm cho bé bị ảnh hưởng theo khi bú mụ.
  • Phần lớn nguyên nhân phụ huynh thường không nhận ra chính là do thói quen vệ sinh mắt trẻ sai cách của mình:
    1. Không vệ sinh mắt bé thường xuyên vì nghĩ mắt trẻ sơ sinh không tiếp xúc nhiều với bụi bẩn.
    2. Vệ sinh hai mắt bằng cùng một chiếc tăm bông hoặc cùng một khăn. Điều này có thể khiến xảy ra hiện tượng lây nhiễm chéo giữa hai mắt, một mắt có vấn đề sẽ kéo theo mắt còn lại.
    3. Phụ huynh không rửa sạch tay trước khi vệ sinh cho bé: Vi khuẩn hoàn toàn có thể đi từ tay của người lớn và xâm nhập vào cơ thể bé qua giai đoạn vệ sinh cho bé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những sai lầm trong cách vệ sinh của ba mẹ khiến trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt

Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ

Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn có thể áp dụng tại nhà trong trường hợp bé chỉ có ghèn vàng không đáng ngại. Tuy nhiên nếu như tình trạng chuyển biến nặng kèm các triệu chứng bất thường thì nên cho trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

(Nguồn: Bệnh viện mắt Sài Gòn)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đặc biệt cần đưa trẻ đi khám nếu ống dẫn nước mắt của bé vẫn bị tắc sau 6 đến 8 tháng. Trẻ sơ sinh có thể có các dấu hiệu nhiễm trùng mắt sau:

  • Mắt đỏ, đau hoặc sưng húp.
  • Mí mắt sưng
  • Mủ màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
  • Một vết sưng hoặc sưng ở khóe trong của mắt

Vì nhiều nguyên nhân, mắt trẻ sơ sinh có thể bị đổ ghèn nhiều, nhất là buổi sáng sau khi bé thức dậy. Hiện tượng này kéo dài có thể khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc nên ba mẹ cần chú ý vệ sinh mắt cho bé thường xuyên. Đồng thời luôn tập trung theo dõi các dấu hiệu bất thường ở khu vực mắt để đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời.

Nguồn thông tin: Khi trẻ bị đổ ghèn mắt, mẹ cần làm gì? – Bệnh viện Thu Cúc

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hoanglan