Mẹ bầu gặp phải chứng đầy bụng khiến việc ăn không còn được ngon miệng. Theo đó, dưỡng chất truyền cho thai nhi cũng giảm đi và ảnh hưởng tới việc phát triển toàn diện. Vậy cách chữa đầy bụng cho bà bầu như thế nào là nhanh nhất mà an toàn tuyệt đối.
Trước khi tìm hiểu cách chữa đầy bụng cho bà bầu, hãy xem đầy bụng có gây nguy hiểm cho thai nhi hay không nhé!
Bà bầu bị đầy bụng có ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi?
Cơ thể ngời mẹ có nhiều thay đổi trong quá trình mang thai. Nhất là các vấn đề về sức khỏe và tiêu biểu là đường tiêu hóa. Trong đó, đầy bụng là chứng bệnh đầy bụng là phổ biến nhất hiện nay.
Nguyên nhân gây nên chứng chướng bệnh đầy hơi là do bị rối loạn nội tiết tố, sự phát triển của tử cung cùng chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Bà bầu thường mắc chứng đầy bụng với các biểu hiện như:
- Vùng bụng trên căng tức, có khi kèm theo cơn đau râm ran và thỉnh thoảng ợ khan, ơ chua.
- Do lượng dịch tiêu hóa tiết ra giảm rõ rệt nên mất cảm giác thèm ăn, chán ăn và nhanh no. Bụng chướng, đầy hơi nên tăng cảm giác ăn nhanh no. Vì vậy, mẹ bầu thường ăn ít và thậm chí còn bỏ ăn.
- Hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Nếu để tình trạng đầy bụng kéo dài sẽ khiến bài bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và việc hấp thu chất dinh dưỡng kém. Điều đó, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây rối loạn sự phát triển của bào thai.
Nghiêm trọng hơn, chứng đầy bụng xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên và kèm theo táo bón. Theo đó, chị em có thể rặn mạnh khi đi đại tiện và sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Bởi đầu thai kỳ độ bám của bào thai vào tử cung chưa được chắc.
Cách chữa đầy bụng cho bà bầu hiệu quả nhanh nhất mà an toàn tuyệt đối cho thai nhi
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Mẹ bầu nên xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh và có sự cân bằng. Điều này sẽ giúp mẹ bầu giảm hẳn chứng đầy bụng và đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Bà bầu nên bổ sung rau xanh và trái cây vào bữa ăn hàng ngày để đầy đủ chất khoáng, vitamin và chất xơ.
Một số trái cây mà bà bầu có thể bổ sung như đủ đủ chín, chuối, lê… hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ bầu cũng nhớ là phải uống đủ nước trong giai đoạn này. Nhất là các mẹ đang bổ sung sắt, canxi bằng đường uống. Các mẹ nhớ tránh ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hay khó tiêu.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu cần ghi nhớ một số chú ý như:
- Không nên ăn thức ăn quá nhiều cùng 1 lúc mà chia nhỏ ra trong một ngày (5-6 bữa/ngày).
- Hạn chế việc dạ dày co bóp nhiều, mẹ nên ăn chậm và nhai kỹ.
- Sau khi ăn không nên đi nằm ngay. Mẹ nên đi lại khoảng 15 phút sau khi ăn xong.
- Ngoài chế độ dinh dưỡng, chị em cũng nên lưu ý một số điều sau:
Cách chữa đầy bụng cho bà bầu là uống trà gừng nóng
Theo Đông y, gừng có tính ấm sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác khó chịu, tức bụng. Đặc biệt, gừng còn giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Vì vậy, mẹ uống nước trà gừng sẽ làm giảm chứng đầy bụng rõ rệt.
Uống nước chanh nóng
Cách chữa đầy bụng cho bà bầu khá hiệu quả tiếp theo là nước chanh nóng. Bởi chúng kích thích cơ thể tiết axit dạ dày và ngăn ngừa các vi khuẩn có hại có trong đồ ăn. Mẹ bầu chỉ cần lấy 1 thìa nước chanh tươi pha với 1 cốc nước ấm có cho ít muối. Lưu ý, mẹ nên uống trước khi ăn để tăng hiệu quả làm giảm chứng chướng bụng đầy hơi.
Nhưng với một số mẹ mắc bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét, trào ngược dạ dày, đau dạ dày… thì không nên sử dụng cách uống nước chanh ấm.
Mẹ nên uống nước nghệ tươi
Củ nghệ có chứa nhiều hoạt chất giúp kích thích sự hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng nước nghệ tươi sẽ giảm ngay chứng đầy bụng.
Massage bụng
Mẹ bầu nào gặp phải chứng đầy bụng kèm theo táo bón thì massage bụng là cách tốt nhất. Phương pháp này an toàn và phù hợp với nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, khi mẹ bầu massage nhớ là dùng lực tay nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến bào thai trong bụng. .
Hy vọng với một số cách chữa đầy bụng cho bà bầu ở trên, thai phụ sẽ cảm thấy thoái mái và có một thai kỳ khỏe mạnh. Trường hợp, mẹ bầu áp dụng hết các cách chữa đầy bụng trên mà không có hiệu quả. Lúc này, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm: