Lưu ngay cách chăm sóc trẻ từ 3-4 tháng tuổi giúp con khỏe mẹ nhàn tênh!

Cách chăm sóc trẻ 3 4 tháng tương đối dễ so với lúc mới sinh vì trong giai đoạn này, các hoạt động của con dần đi theo một lịch trình nhất định. Bạn có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết này để chăm sóc con hiệu quả và tốt hơn nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chăm sóc trẻ 3-4 tháng tuổi hiệu quả mà mẹ có thể tham khảo là: cho con uống khoảng 900 ml sữa/ngày; mát-xa tay, chân cho bé; trò chuyện cùng con;... Ngoài ra, mẹ nên lưu ý một số điều khác khi chăm sóc bé như: chọn quần áo thoải mái, tạo thói quen ngủ vào một giờ cố định, có ghế riêng khi trẻ đi xe ô tô và lưu ý dấu hiệu con chuẩn bị ăn dặm sớm để giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Sự thay đổi của trẻ từ 3-4 tháng tuổi
  • Cách chăm sóc trẻ 3-4 tháng tuổi
  • Những lưu ý khác khi chăm con trong giai đoạn này

Sự thay đổi của trẻ từ 3-4 tháng tuổi

Trong giai đoạn 3-4 tháng tuổi, con đã biết thể hiện cảm xúc của mình thông qua khuôn mặt và bắt chước những gì mình nhìn hoặc nghe thấy. Hơn nữa, ngôn ngữ của trẻ đã có sự phát triển rõ rệt, con có thể ê a nói chuyện dù không rõ và cười nhiều hơn. Đồng thời, thị giác và thính giác của bé cũng có sự cải thiện rõ ràng. Con thường xuyên nhìn vào chân, tay mình hoặc một món đồ chơi nào đó ở trên sàn.

Bạn có thể chưa biết:

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi và những lưu ý mẹ nhất định phải thuộc lòng

Top 5 món đồ chơi cho trẻ 4 tháng tuổi giúp bé hoạt bát, phát triển toàn diện

Ngoài ra, con đã nhận biết được giọng nói và khuôn mặt của người quen bằng việc vui vẻ khi nhìn thấy và khóc khi phải rời xa người đó. Trong giai đoạn này, con bú giỏi hơn và tần suất bú vào ban đêm ít đi vì trẻ có thể ngủ sâu giấc hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chăm sóc trẻ 3-4 tháng tuổi

Việc chăm sóc trẻ 3-4 tháng tuổi tương đối dễ so với lúc mới sinh vì trong giai đoạn này, các hoạt động của con dần đi theo một lịch trình nhất định. Để chăm sóc con một cách hiệu quả và tốt nhất, bạn có thể tham khảo những điều dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho con, trung bình mỗi ngày con cần khoảng 900 ml sữa, mỗi lần mẹ nên cho bú từ 170-200 ml.

Trong tháng thứ 3, gia đình cần chú ý có một giai đoạn trẻ phát triển nhanh chóng, để tạo cơ hội giúp con phát huy hiệu quả. Giai đoạn này thường diễn ra rất ngắn (từ vài ngày đến 1 tuần) với một số biểu hiện ở trẻ như: bú nhiều, nhanh đói, ngủ nhiều, tăng cân nhanh, cáu kỉnh, bám mẹ, quấy khóc,... Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và tạo điều kiện hỗ trợ con phát triển tốt, mẹ có thể cho bé tắm nắng để hấp thu vitamin D, giúp xương của con phát triển chắc khỏe.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Thông thường, tổng thời gian ngủ của trẻ từ 3-4 tháng tuổi khoảng 15 giờ/ngày (gồm 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ vào ban ngày). Vì vậy, thời gian ngủ lý tưởng cho bé vào ban đêm là khoảng 19:00-21:00. Để bé sơ sinh ngủ ngon và sâu hơn, cha mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh và thoáng mát
  • Cha mẹ nên tắt điện khi con đang ngủ
  • Thường xuyên kiểm tra lưng, bụng của trẻ để điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp

Trẻ nên ngủ khoảng 15 giờ/ngày

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mát-xa cho trẻ từ 3-4 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, con thường biết lẫy vì có xương cổ, đồng thời tay và lưng đã trở nên cứng cáp hơn. Vì vậy, mẹ nên tranh thủ mát-xa tay chân nhẹ nhàng để giúp cơ thể con thoải mái và thư giãn hơn.

Thường xuyên trò chuyện cùng con

Từ 3-4 tháng là thời gian mẹ nên vui chơi, trò chuyện với con nhiều hơn để kích thích các giác quan hoạt động và tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Một số hoạt động mà cha mẹ có thể tham khảo và sử dụng để chơi với bé trong độ tuổi này là: cho trẻ cầm nắm, ú òa, cho bé nghe nhạc,...

Một lưu ý bạn cần biết để giúp cho việc trò chuyện với con trở nên hiệu quả hơn. Khi bắt đầu, bạn nên nói bằng giọng nhỏ nhẹ trước, sau đó lên cao hơn hoặc hát những bài nhạc có tiết tấu vui nhộn, đáng yêu. Điều này sẽ giúp con tập trung và thích thú khi tham gia các hoạt động cùng với bố mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc trò chuyện giúp con kích thích giác quan và tăng sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình

Cho trẻ chơi đồ chơi kích thích các giác quan

Bố mẹ hãy lựa chọn những món đồ chơi phát ra âm thanh như kèn, lục lạc,... để tạo tiếng động thu hút sự chú ý của bé. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn những con vật được làm bằng bông, khối hình xếp bằng xốp đa dạng màu sắc và di chuyển trước mặt, để kích thích bé vận động và nhìn theo. Lưu ý khi mua đồ chơi, cha mẹ nên chọn những món đồ có chất liệu mềm, không độc hại và thân thiện với làn da trẻ sơ sinh.

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ 3 tháng tuổi: Những lưu ý chăm sóc khi con đã biết lật và nghịch ngợm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ 4 tháng tuổi hay cáu gắt khi bú

Đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh

Từ 3-4 tháng tuổi, cơ thể con đã cứng cáp hơn, có thể xoay lật người, quay đầu nên rất dễ té ngã. Do đó, bạn không nên để trẻ ở trên giường hoặc trên bàn một mình và cố gắng quan sát con. Nếu bận việc, không thể trông nom, cha mẹ nên để trẻ trong cũi hoặc trên mặt phẳng an toàn.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh trong giai đoạn này rất hiếu động và chưa nhận thức được sự nguy hiểm. Vì vậy, bạn không nên cho con chơi hoặc cầm nắm những vật nhỏ, có chất liệu độc hại, tránh tình trạng trẻ cho đồ vật vào miệng.

Những lưu ý khác khi chăm con từ 3-4 tháng tuổi

  • Chọn quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi cho trẻ, tránh những bộ bó sát vì dễ làm con bị ngạt thở, khó chịu.
  • Lưu ý những dấu hiệu con đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm từ sớm (khoảng 4 tháng tuổi). Ngoài ra, mẹ nên tham khảo trước các thực phẩm và cách chế biến món ăn dặm cho con.
  • Khi di chuyển bằng ô tô, bố mẹ cần chuẩn bị ghế riêng cho con. Không nên đặt con nửa nằm nửa ngồi trên ghế vì xương cổ của con còn yếu, dễ bị chấn thương.
  • Tạo thói quen ngủ vào một giờ cố định giúp con có nhịp sinh hoạt điều độ.

Bố mẹ nên chuẩn bị ghế ngồi riêng cho bé khi đi ô tô

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Qua bài viết trên, bạn đã biết cách chăm sóc trẻ 3 4 tháng tuổi hiệu quả mà nhàn tênh rồi đấy! Tùy vào sự phát triển của mỗi bé, gia đình nên xây dựng lịch sinh hoạt phù hợp, không nên rập khuôn, bắt ép con phải làm theo những điều trên. Việc này không chỉ khiến con chống đối, không chịu hợp tác mà còn làm cha mẹ mệt mỏi, vất vả hơn trong quá trình chăm sóc bé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Nguyen Le