Mẹ nhớ can thiệp đúng 4 giai đoạn này của trẻ, con không IQ cao thì cũng rạng rỡ đường công danh

Mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên đều phải trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Có bốn giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ mà cha mẹ cần nắm được để hiểu con hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ 0-16 tuổi có thể rất phức tạp, nhưng nếu nắm được các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ, cha mẹ sẽ hiểu con hơn. Vì thế ba mẹ hãy tìm hiểu các giai đoạn phát triển tâm sinh lý của con mình, để có thể hướng con phát triển tâm lý tích cực hơn.

Sau đây các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ mà mỗi phụ huynh nên biết:

  • Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ 0 đến 2 tuổi
  • Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ 2 đến 6 tuổi
  • Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ 6 đến 12 tuổi
  • Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ 12 đến 16 tuổi

Dù biết rằng không thể đoán chính xác con mình đang nghĩ gì trong đầu, nhưng bất kỳ phụ huynh nào đều muốn dự đoán suy nghĩ của trẻ. Thực tế, các hành vi của trẻ luôn làm bạn phải ngạc nhiên. Hành vi của trẻ có thể bị chi phối bởi cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố ngoại cảnh.

Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ 0 đến 2 tuổi

Trẻ ở giai đoạn này bắt đầu làm quen với việc trải nghiệm môi trường sống thông qua các giác quan của mình. Từ các thử nghiệm và kinh nghiệm tự bản thân tích lũy được, trẻ bắt đầu làm chủ thế giới xung quanh. Khoảng một tuổi, trẻ sẽ hiểu được sự tồn tại của đối tượng, hiểu rằng một vật thể vẫn tiếp tục tồn tại, ngay cả khi nó rời khỏi tầm nhìn của trẻ.

Theo Tiến sĩ Sarah Lyussy từ Viện nghiên cứu Khoa học về não và khả năng học tập tại Đại học Washington, Seattle, điều mà nhiều bậc cha mẹ không hoàn toàn nhận ra là trẻ phát triển về mặt xã hội và cảm xúc ngay từ lứa tuổi sơ sinh. Vì vậy, trẻ cần sớm được hỗ trợ từ cha mẹ.

(Ảnh: Unplash)

Hãy để ý nếu trẻ tiếp xúc với người lạ thường quay sang cha mẹ để được hướng dẫn cách phản ứng. Hành động này được gọi là tham chiếu xã hội hoặc nhận thức xã hội. Ở những tình huống như thế này nếu trẻ được hỗ trợ kịp thời sẽ tự tin và độc lập hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một đứa trẻ bình thường có thể bập bẹ nói từ đầu tiên khi được khoảng sáu tháng tuổi. Bố mẹ tích cực giao tiếp bằng ánh mắt với bé sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng ngôn ngữ hơn. Khi dạy con một từ mới, vừa phát âm từ đó vừa di chuyển ánh mắt của mình thật chậm và giao tiếp với bé. Bác sĩ Lyicate còn khuyến khích bố mẹ bắt chước giọng nói trẻ con để bé cảm thấy thật gần gũi và hãy chú ý sử dụng các từ chính xác, đầy đủ và hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp.

Bạn có thể xem:

Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ 2 đến 6 tuổi

Từ 2 đến 6 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ vô cùng phong phú. Trẻ có thể bắt đầu suy nghĩ tượng trưng hơn,hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng mở rộng, hiểu biết về số lượng và bắt đầu phân biệt giữa quá khứ và tương lai. Trẻ ở độ tuổi này cá tính bắt đầu hình thành và có thể ứng phó khá tốt với các tình huống cụ thể.

Ở tuổi lên 2, cha mẹ không nên quá coi trẻ là trung tâm, dễ khiến trẻ không biết chia sẻ và quan tâm đến người khác. Mặc dù kết quả của một cuộc khảo sát năm 2016 cho thấy hầu hết các bậc phụ huynh đềucho rằng trẻ 2 tuổi có thể kiểm soát cảm xúc của mình, các nhà tâm lý học lại nói hoàn toàn ngược lại. Tuy vây, trẻ lại rất dễ bị phân tâm nên cách tốt nhất để đánh lạc hướng trẻ khi trẻ nổi cơn thịnh nộ là cho bé cầm món đồ chơi yêu thích trên tay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ từ 2 đến 6 tuổi phát triển tâm lý rất mạnh mẽ (Nguồn ảnh: Unplash)

Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ 6 đến 12 tuổi

Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ 6 -12 tuổi rất quan trọng và được coi là bước ngoặc đối với trẻ. Vì giai đoạn này là lúc trẻ bắt đầu đi học và bước vào một môi trường đòi hỏi bé phải hoạt động tư duy, trí nhớ và cả giao tiếp nhiều hơn. Sự hướng dẫn của thầy cô và gia đình sẽ giúp trẻ có những hành vi có ý thức, nhận thức được các quy tắc, chuẩn mực xã hội cũng như những giá trị của bản thân trẻ đã được chấp nhận. Ngoài ra, trong giai đoạn này trẻ cũng sẽ dần hình thành nhân cách, thói quen và lối sống. Chính vì vậy, bố mẹ hãy trở thành những tấm gương sáng, hình mẫu chuẩn mực để giúp ý cho quá trình phát triển toàn diện ở trẻ.

Hoạt động chính của bé ở giai đoạn này là học tập. Bé có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng, hiểu các chuỗi sự kiện và đồng cảm với những người xung quanh dù họ đang ở trong hoàn cảnh khác với mình. Trẻ ở giai đoạn này có thể học các khái niệm toán học trừu tượng, nhưng việc phá vỡ các vấn đề phức tạp đòi hỏi lý luận có hệ thống là quá sức với trẻ ở giai đoạn này.

Bác sĩ Lyicate khuyến khích các bậc phụ huynh nên ghi nhớ sự phát triển cảm xúc của trẻ trong giai đoạn này. Cha mẹ thường không nhận ra con mình sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi những mâu thuẫn trong cuộc hôn nhân của mình hay khi cha hoặc mẹ chúng bị trầm cảm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể xem:

Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ 12 đến 16 tuổi

Từ 12 tuổi đến hết những năm tuổi thiếu niên, trẻ bước vào giai đoạn dậy thì, cũng là lúc trẻ phát triển những kỹ năng phức tạp hơn trong tư duy giả thuyết, lý luận trừu tượng và suy luận. Nói chung, trẻ có thể nắm bắt và kiểm soát tốt những kỹ năng này ở độ tuổi 15. Trẻ có thể hiểu rõ hơn các vấn đề đạo đức như công bằng xã hội và các ý tưởng trừu tượng, chẳng hạn như xác suất. Đối với cha mẹ, đây là giai đoạn nhiều khó khăn, thử thách nhất.

Trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên thường đa cảm xúc và rất nhạy cảm. Ở giai đoạn này, trẻ lớn rất nhanh do đó có sự thay đổi lớn trong hệ nội tiết tố, hơn nữa, não giữa của trẻ hoạt động mạnh trong giai đoạn này.

(Nguồn ảnh: Unplash)

Cha mẹ hãy nói chuyện với con thường xuyên về ma túy và rượu, những rủi ro trong tình huống tình dục không được bảo vệ, v.v. và dạy cho trẻ vốn từ vựng mà trẻ có thể sử dụng để tránh các mâu thuẫn xã hội. Khi một thiếu niên mắc lỗi, thay vì la mắng hoặc trách móc, hãy giải thích một cách hợp lý. Đặt mình vào vị trí của trẻ để đưa ra cách xử lí phù hợp với cá tính của trẻ. Điều này có thể giúp con phát triển kỹ năng đưa ra quyết định.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, hãy cho con cơ hội để chủ động giải quyết vấn đề, tự nhận định hay lên kế hoạch cho mọi việc. Nếu con giải quyết vấn đề hay nhận định sai, hãy cùng con phân tích lại sự việc.

Nuôi dạy trẻ nên người không phải là một việc dễ dàng, năm bắt được các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ thực sự là cách tốt nhất để cha mẹ đóng góp vào quá trình này.

Theo: theAsianparent Singapore

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mecoca