Tắm cho bé sơ sinh được sạch sẽ và an toàn là những điều mà các bà mẹ trẻ nào cũng cảm thấy lúng túng. Nhưng mẹ yên tâm, một vài lần tập dượt và lưu ý những vấn đề dưới đây là mẹ sẽ trở thành “chuyên gia” tắm cho bé sơ sinh của mình ngay thôi.
Tắm cho bé sơ sinh – Có nhất thiết ngày nào con cũng phải tắm?
Sau khi bé chào đời, lần tắm đầu tiên của con bao giờ cũng được thực hiện dưới sự hướng dẫn và chăm sóc của y tá. Trở về nhà công việc này sẽ do mẹ và người chăm sóc trẻ thực hiện. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế Hoa Kỳ, mẹ chỉ cần tắm cho bé sơ sinh từ 2-3 lần/tuần là đủ. Lúc này, da của trẻ còn rất mỏng manh và nhạy cảm. Nếu mẹ tắm cho bé quá thường xuyên có thể khiến da bị khô căng, bong tróc và đỏ rát.
Mẹ nên tắm cho bé sơ sinh vào lúc nào thì phù hợp?
Trên thực tế, mẹ có thể tắm cho bé vào thời điểm nào cũng được, miễn là phù hợp với thời gian biểu sinh hoạt của bé. Tuy nhiên mẹ chỉ cần chú ý không tắm cho bé ngay sau khi ăn no hoặc khi bé đang quá đói.
Mẹ có thể tắm cho bé trước giờ đi ngủ tối để giúp bé được thư giãn, thoải mái. Nhờ đó trẻ sẽ ngủ được giấc dài và sâu hơn.
Dưới đây là các bước hướng dẫn cơ bản giúp mẹ tắm cho bé sơ sinh được an toàn và sạch sẽ
1. Chuẩn bị các vật dụng tắm cho bé:
- Chậu tắm
- Khăn bông lau người
- Dầu mát xa
- Khăn xô (khăn sữa)
- Sữa tắm
- Quần áo sạch cho bé
- Một chiếc bỉm mới
Mẹ nên cởi bỏ đồng hồ, nhẫn hoặc các đồ trang sức trên tay để không mắc vào người, làm đau bé.
2. Chuẩn bị nước tắm cho bé sơ sinh
- Mẹ cần cho bé tắm trong phòng kín gió để đảm bảo bé được đủ ấm.
- Nếu là mùa đông mẹ có thể dùng lò sưởi để làm ấm trước khi tắm 10 phút.
- Dùng nhiệt kế hoặc khuỷu tay đo xem nước đã vừa với bé chưa.
3. Tắm cho bé
- Trước khi tắm mẹ đừng quên kiểm tra và điều chỉnh lại nhiệt độ nước tắm nếu cần.
- Các mẹ có thể sử dụng ghế tắm cho các bé sơ sinh. Tuy nhiên cần lưu ý đặc biệt trong lúc tắm để tránh trơn, trượt, gây nguy hiểm cho bé.
- Dùng khăn sữa hoặc khăn xô mỏng, mềm để rửa mặt, vành tai cho bé.
- Tiếp theo là tắm bằng sữa tắm cho bé.
- Các mẹ cần tắm kĩ cho bé các phần nếp gấp của cơ thể như cổ, nách, khuỷu tay, …
Cũng trong lúc này, mẹ đừng quên trò chuyện hoặc miêu tả lại động tác tắm cho bé nghe. Hát cho bé nghe một giai điệu ngăn ngắn để kích hoạt khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ.
- Tiếp đó là tắm phần lưng cho bé.
- Cuối cùng là tráng người lại cho bé một lần nữa.
- Cha mẹ cần lưu ý, với các bé sơ sinh không cần tắm quá lâu. Điều này sẽ dễ khiến bé bị lạnh và khô da. Do đó, thời gian 7-10 phút cho một lần tắm là đủ.
- Cuối cùng là bế bé ra, lau khô người thật nhẹ nhàng cho bé. Dùng khăn mềm lau lại vành tai cho bé.
- Chú ý, cha mẹ không nên ngoáy bên trong lỗ tai của bé.
4. Mát xa cho bé
Sau khi tắm mẹ có thể dùng dầu dành cho trẻ sơ sinh để mát xa cho bé. Bước này sẽ giúp bé thư giãn và dễ chịu hơn, nhất là trước giờ đi ngủ. Cách đơn giản nhất là xoa nắm chân tay, vuốt ve ngón chân ngón tay bé. Tiếp đo mát xa vùng bụng để giúp giảm thiểu các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng cho bé.
5. Mặc quần áo và trò chuyện với bé
Giờ thì bé đã được tắm táp sạch sẽ thơm tho. Chắc chắn là bé đang rất dễ chịu, sảng khoái và đã sẵn sàng cho giờ đi ngủ buổi tối rồi.
Những điều mẹ cần lưu ý khi tắm cho bé sơ sinh
- Tuyệt đối không để trẻ một mình dù là trong một tích tắc. Nếu phải nghe điện thoại hoặc ra ngoài trong giây lát, mẹ hãy quấn bé vào khăn và bế bé đi cùng.
- Kiểm tra thật kỹ nhiệt độ nước trước khi tắm cho bé.
- Với trẻ sơ sinh, không nên dùng chậu tắm quá to.
- Nên chọn sữa tắm phù hợp với làn da của trẻ. Một số trẻ có thể bị dị ứng với sữa tắm.
- Nếu bé chưa rụng rốn, có thể tắm khô cho trẻ và tìm hiểu thêm về cách chăm sóc rốn cho trẻ trong thời gian này.
Nguồn ảnh: Mầm nhỏ
Mời bạn đọc xem thêm các bài viết về chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh:
LẦN ĐẦU LÀM MẸ: 5 điều mẹ cần biết về chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH: 6 Điều cha mẹ cần tuyệt đối tránh!
VỆ SINH CUỐNG RỐN TRẺ SƠ SINH: Các bước chăm sóc cha mẹ cần lưu ý
Trẻ sơ sinh khi mới chào đời: 24 giờ đầu tiên của bé sẽ như thế nào?
12 kiểu phân của trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận dạng sức khỏe bé
Cấp cứu – Trẻ sơ sinh sặc sữa mẹ khi cho bú …