Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng buồn nôn tháng cuối thai kỳ

Tháng cuối của thai kỳ là thời điểm cận kề ngày sinh. Mẹ nên chuẩn bị tinh thần và vật chất thật tốt để chuẩn bị đón bé. Khi gặp tình trạng buồn nôn ở tháng cuối, mẹ hãy áp dụng mẹo để xử lý. Nếu phát hiện bất cứ sự thay đổi bất thường nào, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Buồn nôn tháng cuối thai kỳ không phải là hiện tượng hiếm thấy ở mẹ bầu. Tuy nhiên, có những trường hợp mẹ bầu buồn nôn tháng cuối thai kỳ là do mẹ đang gặp phải vấn đề về bao tử hoặc bị nhiễm độc thai nghén. Vậy khi gặp những trường hợp nêu trên, mẹ bầu nên làm gì?

Nội dung bài viết:

  • Vì sao mẹ bị buồn nôn ở tháng cuối?
  • Nhiễm độc thai nghén nguy hiểm thế nào?
  • Cách xử lý

Nguyên nhân của việc buồn nôn tháng cuối thai kỳ

Mẹ bầu khi mang thai sẽ có những trải nghiệm về việc buồn nôn, ốm nghén. Mức độ sẽ khác nhau tùy cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết mẹ bầu đều sẽ bị buồn nôn, nghén trong 3 tháng đầu tiên. Đây là thời kỳ mà hiện tượng ốm nghén dẫn đến buồn nôn xuất hiện rõ nét nhất. Qua giai đoạn này rồi mẹ sẽ không còn thấy hiện tượng này nữa.

Cho đến gần sinh, một vài người sẽ lại thấy xuất hiện buồn nôn. Buồn nôn khi mang thai ở cuối thai kỳ là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ cần theo dõi để có hướng giải quyết hợp lý.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ buồn nôn ở tháng cuối (Nguồn ảnh: BV Hồng Ngọc)

Bạn có thể chưa biết:

Bầu 8 tháng bị chóng mặt buồn nôn là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Thai nhi phát triển

Thai nhi vào tháng thứ 9 sẽ phát triển lớn hơn, cân nặng sẽ tăng lên. Vì vậy mà thai sẽ chèn ép lên dạ dày của mẹ dẫn đến tiêu hóa chậm hơn. Axit dạ dày dễ bị trào ngược lên khiến mẹ có cảm giác buồn nôn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nội tiết tố thay đổi khiến mẹ bầu buồn nôn tháng cuối thai kỳ

Vào tháng cuối cùng của thai kỳ, nội tiết tố của mẹ thay đổi một cách đột ngột. Có một số hormone khiến mẹ mất đi vị giác hoặc thèm ăn. Tình trạng buồn nôn xuất hiện nhiều hơn nếu thức ăn không phù hợp.

Nhiễm độc thai nghén

Mẹ bị nôn ở tháng cuối thai kỳ có thể do mẹ đã bị nhiễm độc thai nghén. Lúc này việc buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài. Mẹ bầu cứ ăn vào là nôn. Đó là dấu hiệu mẹ bầu bị mất nước và thậm chí trúng độc. Đây chính là nhiễm độc thai nghén.

Mẹ bị nhiễm độc thai nghén tăng cân nhanh (Nguồn ảnh: vinmec)

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết thêm, các dấu hiệu đi kèm khi bị nhiễm độc thai nghén có thể kể đến là:

  • Phù nề: Khi mẹ dùng tay nhấn vào mắt cá chân thì sẽ thấy dấu lõm của ngón tay. Thông thường mẹ sẽ bị phù chân, nếu nặng có thể phù toàn thân
  • Tăng cân nhanh cũng là dấu hiệu nhiễm độc thai nghén. Tích nước là nguyên nhân phổ biến gây tăng cân nhanh ở sản phụ
  • Protein trong nước tiểu
  • Tăng huyết áp, ù tai, chóng mặt, đau đầu…

Nhiễm độc thai nghén nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm độc thai nghén thường gặp ở mẹ bầu mang thai ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, viêm cầu thận, đái tháo đường, nhiều nước ối là những đối tượng dễ gặp phải vấn đề nhiễm độc thai nghén.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiễm độc thai nghén ở tháng cuối thai kỳ rất nguy hiểm. Nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của mẹ và bé. Mẹ bầu và em bé có thể gặp phải một số biến chứng trước lúc sinh và trong khi mang thai. Một số biến chứng trước khi sinh có thể gặp như: choáng váng,tiền sản giật, mắt mờ, buồn nôn, phù 2 chân dưới, tăng huyết áp.

Biến chứng mẹ bầu gặp phải ở những tháng cuối của thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc sau sinh là sản giật. Các triệu chứng của sản giật có thể kể đến: Co giật, cơ thể co cứng, ngừng thở hôn mê. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não, thậm chí dẫn đến tử vong.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 6 – Mẹ bầu có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai

Mẹ xử lý thế nào khi buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ?

Nếu như mẹ bầu buồn nôn khi mang thai ở tháng cuối mà không có biểu hiện nguy hiểm như chóng mặt, huyết áp cao, sụt cân hoặc tăng cân đột ngột… thì mẹ hãy yên tâm vì tình trạng này có thể cải thiện được bằng cách:

Mẹ nên uống nhiều nước (Nguồn ảnh: istockphoto)

  • Không nên ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ hoặc nhiều chất béo.
  • Cần uống nhiều nước, đặc biệt là sau bữa ăn để phòng tránh bị mất nước.
  • Bánh mì, ngũ cốc và các loại hạt khô sẽ giúp mẹ no bụng và giảm buồn nôn.
  • Ngủ đủ giấc và ngủ thêm vào buổi trưa để cơ thể mẹ tăng cường trao đổi chất.
  • Không nên ngủ ngay sau bữa ăn vì buồn nôn làm tăng cảm giác mệt mỏi.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì một bữa lớn khiến mẹ đầy bụng dễ làm tần suất buồn nôn bị tăng lên.

Trong trường hợp, mẹ bị nhiễm độc thai nghén sẽ làm cho mẹ bị thiếu chất nghiêm trọng và gầy yếu, xanh xao hẳn đi. Nếu tình trạng nhẹ, mẹ bầu hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách nghỉ ngơi và thay đổi chế độ ăn uống. Các triệu chứng ốm nghén giảm dần rồi mất hẳn, mẹ sẽ nhanh hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên nếu mẹ thấy bị phù và các triệu chứng bất thường như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi thì cần đến bác sĩ để kiểm tra huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi và mẹ bầu trong những tháng cuối.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết

Tháng cuối của thai kỳ là thời điểm cận kề ngày sinh. Mẹ nên chuẩn bị tinh thần và vật chất thật tốt để chuẩn bị đón bé. Khi gặp tình trạng buồn nôn ở tháng cuối, mẹ hãy áp dụng mẹo để xử lý. Nếu phát hiện bất cứ sự thay đổi bất thường nào, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Nguồn tham khảo: Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ – Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ