Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có phải là hiện tượng bình thường trong thai kỳ? Thai phụ có nên lo lắng? Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Có cách nào khắc phục không? 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có thể do các cơn gò sinh lý, hệ tiêu hóa của mẹ có vấn đề hoặc do tinh thần mẹ căng thẳng, không vui... Biết được nguyên nhân mẹ sẽ có cách xử trí thích hợp để giảm bớt tình trạng này.

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7
  • Cách khắc phục
  • Khi nào mẹ nên đến bác sĩ?

Nguyên nhân thai phụ gặp tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7

Cơn gò Braxton-Hicks

Bụng căng cứng trong tam cá nguyệt thứ ba có thể là một trong những dấu hiệu chuyển dạ. Các cơn co thắt chuyển dạ có thể bắt đầu nhẹ và mạnh dần theo thời gian.

Tuy nhiên mang thai tháng thứ 7 các thai phụ có thể gặp các cơn co thắt Braxton-Hicks phổ biến hơn. Braxton-Hicks còn được gọi là “chuyển dạ giả” vì nhiều phụ nữ nhầm lẫn chúng với chuyển dạ thật. Thường những cơn chuyển dạ giả này mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ hay đổi tư thế thì sẽ ngừng, chúng không tăng dần theo thời gian.

Các cơn gò làm bụng mẹ căng cứng (Nguồn ảnh: istockphoto)

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết thêm, cơn gò sinh lý là bước đệm để tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của người mẹ. Đặc điểm của các cơn gò này là:

  • Diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng 30-60 giây
  • Không gây đau đớn
  • Không tăng dần theo thời gian, không làm thay đổi cổ tử cung
  • Tập trung tại bụng và căng chặt tại bụng dưới
  • Sẽ biến mất khi mẹ nghỉ ngơi hoặc thư giãn.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điểm danh 5 vấn đề sức khỏe mà mẹ bầu 7 tháng phải đối mặt

Tinh thần căng thẳng, không vui

Tâm lý của thai phụ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ tổng quát và của cả thai nhi. Nếu mẹ cáu gắt, khó chịu, cũng có thể khiến bé khó chịu và gò mình khiến bụng căng cứng. Đồng thời, nếu bị stress, cảm xúc của mẹ nếu quá tiêu cực và trong thời gian dài có thể sẽ khiến mạch mách đi tới tử cung thông qua dây rốn bị co thắt lại, giảm lượng oxy tới thai nhi, khiến bé có thể gặp nguy hiểm, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Trong nhiều trường hợp tệ, tâm trạng mẹ bầu cũng có thể khiến mẹ bị sảy thai.

Sự phát triển của thai nhi

Bước vào tháng thứ 7, tam ca tứ nguyệt thứ 3, cũng là thời gian thai nhi phát triển vượt bậc. Kích thước bụng và cân nặng của mẹ ngày một tăng khi em bé có thể đạt đến kích thước khoảng 38 cm và nặng từ 900 – 1.350g. Thai phụ cũng sẽ thường cảm nhận được những “cú đá” và “vươn vai” của bé khi thai nhi 7 tháng tuổi.

Tiêu hoá có vấn đề cũng khiến bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7

Đôi khi do tiêu thụ những thực phẩm không phù hợp có thể khiến tiêu hoá của mẹ gặp trục trặc. Táo bón, đầy hơi là những tình trạng mà nhiều thai phụ gặp phải. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra những lúc bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêu hóa cũng là nguyên nhân bụng căng cứng (Nguồn ảnh: istockphoto)

Những điều có thể làm để giảm tình trạng này 

  • Uống một cốc nước, và nhìn chung là bổ sung đủ nước cho cơ thể có thể giúp tình trạng này dịu lại.
  • Nằm xuống và thư giãn trong vài phút. Với tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ giúp mẹ thoải mái.
  • Nếu đang có dấu hiệu mắc vệ sinh thì hãy đi tiểu để làm sạch bàng quang. Bí quyết này cũng giúp mẹ mau chóng qua đi cơn căng cứng bụng bầu.
  • Đôi khi vị trí ngồi hay nằm của cơ thể có thể gây áp lực lên tử cung, kích hoạt các cơn co thắt Braxton-Hicks. Thử thay đổi tư thế hoặc nằm xuống.
  • Tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen có thể giúp thư giãn các cơ mệt mỏi hoặc đau nhức, bao gồm cả tử cung.
  • Uống một tách trà hoặc sữa ấm có thể vừa giúp thư giãn vừa cung cấp nước cho cơ thể.
  • Đi bộ và hít thở đều vừa giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn, còn giúp mẹ giữ cho cơ thể linh hoạt và năng động.
  • Mặc quần áo hay đầm bầu thoải mái, không quá bó chặt với chất liệu mềm và thoáng mát.

Điều quan trọng là phải gọi bác sĩ nếu các biện pháp khắc phục tại nhà mà tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 vẫn không thuyên giảm.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 8 tháng bị chóng mặt buồn nôn là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Khi nào tình trạng này được xem là nguy hiểm?

Hầu hết các trường hợp bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 không có gì quá nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên tiếp tục quan sát và chăm sóc bản thân tốt nhất. Và hãy ngay lập tức đi khám bác sĩ hay đến trạm y tế gần nhất nếu xuất hiện kèm theo:

Khi có dấu hiệu bất thường mẹ nên khám bác sĩ ngay (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Các cơn co thắt mạnh hơn hoặc gần nhau hơn
  • Xuất hiện dịch nhầy khác màu hay chảy máu từ âm đạo
  • Có những biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, có mùi hôi ở âm đạo
  • Đau bụng, sốt và ớn lạnh

Hành trình mang thai đang bước vào giai đoạn cuối và chắc hẳn mẹ sẽ có rất nhiều mối quan ngại và lo lắng nếu có gì đó lạ. Hãy nhớ, điều quan trọng là phải bình tĩnh mẹ nhé. Bình tĩnh rồi ta sẽ tìm hiểu thông tin, hay đơn giãn nhất là tìm đến bác sĩ để được tư vấn.

Nguồn tham khảo: Phân biệt cơn gò chuyển dạ, cơn gò sinh lý và thai máy - Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu