Bụng bầu 7 tháng to như thế nào bạn biết chưa? Thông thường, ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, bụng sẽ ngày càng trở nên to, khiến việc di chuyển của các mẹ cũng ngày càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Kích thước của bụng trong từng chu kỳ mang thai sẽ giúp mẹ có thể đánh giá nhanh chóng sức khỏe của em bé bên trong bụng đang ở mức nào, phát triển có tốt không.
Thông thường, vào thời gian này các mẹ sẽ thường cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ sẽ còn bị táo bón và đau lưng do kích thước bụng tăng lên đáng kể.
Thế nên để giải đáp thắc mắc “Bụng bầu 7 tháng to như thế nào là bình thường?”, sau đây sẽ là một số thông tin mà theAsianparent muốn chia sẻ đến bạn đọc, hãy cùng dõi theo nhé.
Bụng bầu 7 tháng to như thế nào bạn biết chưa?
Ở giai đoạn này, các chuyển động của thai nhi sẽ bắt đầu có nhiều thay đổi lớn vì không gian trong tử cung dần trở nên chật chội, thai nhi sẽ có xu hướng chủ động di chuyển khuỷu tay và đầu gối sang hướng mới để tìm tư thế thoải mái nhất.
Thai nhi ở tháng thứ bảy thường sẽ nặng từ 1-1,2 kg, dài 35-37 cm. Khuôn mặt của em bé đã bắt đầu hoàn thiện dần, làn da căng hồng hơn và bớt đi sự nhăn nheo.
Tóc, lông mi, lông mày cũng sẽ phát triển dài hơn nên trông thấy rõ các đường nét khi thực hiện siêu âm định kỳ.
Hệ thần kinh của trẻ vào giai đoạn này đã phát triển tương đối toàn diện, có thể nghe thấy mọi âm thanh đến từ mọi thứ xung quanh, đặc biệt là giọng nói của mẹ.
Chính vì thế, đây sẽ là thời gian vô cùng thích hợp để mẹ bắt đầu trò chuyện cùng con, kể chuyện và bật nhạc giao hưởng cho bé nghe.
Ở giai đoạn này, mẹ bầu cũng có thể cảm nhận rõ được sự chuyển động của thai nhi trong bụng, đôi khi có thể khiến các mẹ giật mình vì những cú đạp bất ngờ nữa đấy.
Sự thay đổi của người mẹ khi mang thai ở tháng thứ bảy
Ở tháng thứ bảy của thai kỳ, nếu gặp phải một số biến đổi bất ngờ của cơ thể như sau thì các mẹ đừng vội lo sợ mà hãy đón nhận chúng một cách thoải mái nhất.
- Mất cân bằng: Trong những tháng cuối của thai kỳ, chị em sẽ bắt đầu cảm thấy khó khăn hơn rất nhiều khi di chuyển với kích thước bụng đã lớn. Đôi lúc các mẹ sẽ còn có cảm giác mất thăng bằng, dáng đi khệ nệ và khó cuối người xuống thấp.
- Tiết sữa non: Một số trường hợp mẹ bầu sẽ bắt đầu tiết sữa non – chất dịch màu vàng nhạt chảy ra. Đây là một biểu hiện hoàn toàn bình thường vì báo hiệu tuyến sữa của bạn đang bắt đầu hoạt động để chuẩn bị cho quá trình nuôi con.
- Đau lưng nhiều hơn: Khi thai phát triển, tử cung sẽ ngày càng to ra, tạo ra áp lực lên cơ hoành, gan, dạ dày và ruột. Vùng xương sườn và xương chậu của bạn cũng sẽ có cảm giác đau nhức, do vậy việc đau lưng trong giai đoạn mang thai hoàn toàn không đáng lo ngại.
- Dịch âm đạo ra nhiều: Mỗi ngày, dịch âm đạo có màu trắng trong đều xuất hiện khá nhiều, làm vùng kín trở nên ướt át và rất khó chịu nhưng đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Những điều các mẹ nên làm khi mang thai ở tháng thứ 7
Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ lẫn em bé ở giai đoạn 3 tháng cuối, các bạn cần chú ý đến một số điều như sau:
- Đi bộ thường xuyên, tránh đứng và ngồi một tư thế quá lâu.
- Tập thể dục đều đặn với sự theo dõi của bác sĩ. Bạn có thể đi bộ, tập yoga, bơi hoặc bất kỳ hình thức luyện tập nào khác mà bạn thích.
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tư thế nằm ngửa có thể sẽ khá khó khăn vì bụng bạn bắt đầu to dần, do vậy hãy thử nằm nghiêng sang một bên.
- Lên thực đơn phù hợp với thai kỳ ở ba tháng cuối với những dưỡng chất thiết yếu nhất.
- Luôn tập thói quen suy nghĩ tích cực, trò chuyện cùng con và cho bé nghe nhạc giao hưởng với âm thanh vừa đủ.
Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi và siêu âm định kỳ để biết được sự phát triển của em bé, kiểm tra mức độ nước ối, xác định vị trí của thai nhi và đánh giá tình trạng của nhau thai.
Kết luận cho câu hỏi “Bụng bầu 7 tháng to như thế nào?”
Theo như những thông tin trên thì bạn cũng sẽ biết bụng bầu khi bước vào tháng thứ 7 sẽ thường rất to và khiến các mẹ khó có thể di chuyển như bình thường được.
Tuy nhiên, kích thước vẫn chưa thể nào dự đoán chính xác về sức khỏe của sản phụ và em bé bên trong, thế nên bạn cần phải khám thai và siêu âm định kỳ để có kết quả chính xác nhất.
Để biết thêm về vô số những thông tin cần thiết khác khi bạn đang mang thai ở 3 tháng cuối, trang website theAsianparent sẽ đóng vai trò như một người bạn đồng hành khi luôn cập nhật những tin tức và bài học quý báu cho các mẹ.
Xem thêm:
- Bà bầu 3 tháng cuối ăn gì để con tăng cân và khỏe mạnh?
- Bầu ăn pizza bao nhiêu là đủ để thai nhi phát triển khỏe mạnh?
- Mẹ bầu tụt bụng ở tuần 38 thì bao lâu sẽ sinh con?