Bữa sáng cho bà đẻ: Ăn gì để tốt cho cả mẹ lẫn bé

Bữa ăn sáng cho bà đẻ nên lựa chọn các thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như: Protein, sắt, canxi, omega 3, các loại vitamin… Hạn chế ăn đồ chiên rán trong dầu mỡ động vật, lựa chọn thực phẩm có chất béo từ thực vật. Bổ sung nhiều thực phẩm lợi sữa, tăng tiết sữa và chế biến thành nhiều món khác nhau tránh nhàm chán, sợ thực phẩm đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bữa ăn sáng cho bà đẻ là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, giúp mẹ nạp năng lượng để chăm con và bổ sung dưỡng chất vào nguồn sữa mẹ. Vậy thực đơn bữa sáng của mẹ sau sinh gồm những gì? Mẹ hãy tham khảo trong bài viết dưới đây:

  • Một số thực phẩm nên có trong thực đơn bữa sáng cho bà đẻ
  • Những loại thực phẩm bà đẻ không nên ăn
  • Một số lưu ý khi lên thực đơn cho bà đẻ
  • Gợi ý thực đơn bữa ăn sáng cho bà đẻ trong 7 ngày
  • Một số công thức nấu cháo dinh dưỡng trong thực đơn ăn sáng cho bà đẻ

Theo Ths. Bs. Trịnh Hồng Sơn – Viện Dinh dưỡng “Cũng như giai đoạn mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh cần đặc biệt cẩn trọng và đầy dủ. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ và sức khỏe của trẻ. Mẹ cần đảm bảo trong bữa ăn hằng ngày đa dạng các loại thực phẩm với 4 nhóm dưỡng chất: chất bột đường; chất đạm; chất béo; và nhóm vitamin/khoáng chất. Thường có nhiều trong các loại hạt, sữa, thịt, cá, trứng, rau, củ. Vì cần nhiều năng lượng để hồi phục sức khỏe và nguồn sữa cho con, mẹ có thể ăn nhiều bữa trong ngày từ 3-6 bữa/ngày”.

Một số thực phẩm nên có trong thực đơn bữa sáng cho bà đẻ

1. Trứng:

Protein là chất dinh dưỡng quan trọng để cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều sữa và nguồn sữa chất lượng. Trứng là nguồn cung cấp  protein cần thiết cho mẹ. Trong trứng cũng chứa nhiều DHA giúp tăng cường axit béo có lợi. Ăn trứng buổi sáng còn góp phần giúp tinh thần mẹ khỏe mạnh, giảm trầm cảm sau sinh.

Một số lưu ý nhỏ, mẹ chỉ nên ăn trứng chín, đừng nên ăn trứng dạng lòng đào vì sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa dẫn đến tiêu chảy cho con.

 Mẹ có thể quan tâm:

Bổ sung dinh dưỡng sau sinh không thể thiếu 5 chất khoáng quan trọng này

2. Yến mạch:

Là loại ngũ cốc giàu vitamin và khoáng chất, chứa nhiều chất sắt có lợi cho việc “gọi” sữa về. Yến mạch còn được cho là kích thích sản xuất pitocin, một loại hooc môn giúp tăng tiết sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cháo yến mạch là lựa chọn phù hợp cho bữa sáng. Có thể kết hợp cháo yến mạch với trứng, thịt hoặc hải sản hoặc pha yến mạch với sữa nóng.

3. Các sản phẩm từ sữa

Sữa là một trong những thành phần quan trọng trong việc tạo ra sữa cho bé. Một cốc sữa sau mỗi buổi sáng là cần thiết cho mẹ bỉm sau sinh. Ngoài ra, mẹ còn có thể ăn các chế phẩm từ sữa như: phô-mai, sữa chua, váng sữa…

Những loại thực phẩm bà đẻ không nên ăn

Theo lời khuyên của bác sĩ, phụ nữ sau sinh không cần phải quá kiêng khem trong việc ăn uống. Tuy vậy, vẫn có một số loại thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà mẹ không nên ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tỏi

Đây là một loại gia vị mà mẹ nên tránh sau khi đẻ. Vì tỏi có mùi nồng, nên mẹ ăn nhiều sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc bé lười bú.

Cà phê, Chocolate

Món thức uống này có thế giúp mẹ tỉnh táo hơn sau một đêm đánh vật với bỉm sữa. Nhưng nó lại không tốt cho giấc ngủ của bé. Bé có thể cảm thấy khó chịu và mất ngủ do Caffeine có trong cà phê.

Trong Chocolate cũng có caffeine, nên nếu thấy trẻ có dấu hiệu quấy khóc, khó ngủ thì mẹ nên ngừng ăn món này nhé.

Bà để nên và không nên ăn gì

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đậu phộng

Đây là món ăn khá quen thuộc và lành tính với người lớn. Tuy nhiên, đối với trẻ con đây là thực phẩm dễ gây dị ứng. Dị ứng đậu phộng ở trẻ em thường rất nghiêm trọng với biểu hiện như: nổi mề đay, khó thở, tiêu chảy,…

Vậy nên, trong thời gian con bú mẹ nên hạn chế ăn những món có chứa đậu phộng. Điều này để đề phòng trường hợp bé bị dị ứng với món ăn này.

Đồ ăn cay, dầu mỡ

Mẹ ăn đồ ăn cay có thể gây tác động xấu đến ruột và chất lượng máu của bé. Trong khi đó, thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ khiến mẹ bị tích mỡ xấu, đồng thời còn giảm chất lượng sữa. Vì vậy, bạn nên ưu tiên những món luộc, tránh những món chiên xào.

Tránh các thực phầm gây mất sữa khi lên thực đơn bữa sáng cho bà đẻ

  • Mẹ đang cho con bú không nên ăn các loại rau gia vị như: lá lốt, mùi tây, bạc hà, tỏi ớt.
  • Một số loại rau có tính hàn gây mất sữa: khổ qua, bắp cải, lá dâu tằm
  • Ngoài ra, măng tươi, măng khô, măng chua có tính độc nên mẹ tuyệt đối không nên ăn.

Một số lưu ý khi lên thực đơn cho bà đẻ

Sự xuất hiện của bé làm thay đổi thói quen sinh hoạt của mẹ và cả gia đình. Đặc biệt là trong những tháng đầu vì bận chăm con mà mẹ chỉ ăn qua loa hoặc bỏ luôn bữa sáng.

Việc này về lâu về dài, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ vì sau cả đêm “vật lộn” với con, cơ thể mẹ cần được bổ sung năng lượng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với những mẹ sinh mổ thì chế độ ăn uống sẽ khắt khe hơn sinh thường. Sau khi sinh mổ, mẹ cần hạn chế. Hoặc tránh ăn những thực phẩm gây sưng, phù nề như rau muống, thịt gà, đồ ăn quá cứng, quá dai.

Thực đơn của bà đẻ cũng cần linh hoạt thay đổi theo từng tuần, để bữa ăn phong phú, không gây cảm giác chán hoặc sợ ăn.

Các món ăn sáng cho bà đẻ cần cung cấp đủ năng lượng

  • Lựa chọn các thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như: Protein, sắt, canxi, omega 3, các loại vitamin…
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán trong dầu mỡ động vật, lựa chọn thực phẩm có chất béo từ thực vật.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm lợi sữa, tăng tiết sữa và chế biến thành nhiều món khác nhau tránh nhàm chán, sợ thực phẩm đó.
  • Không ăn liên tiếp 1 món trong 2, 3 bữa ăn
  • Thay đổi thực đơn liên tục, cách chế biến khác nhau
  • Ăn nhạt, không ăn thức ăn khi quá nóng, để lâu
  • Bổ sung trái cây tráng miệng sau bữa ăn, giúp mẹ ngon miệng, giảm được cân
  • Sử dụng nguyên liệu tươi và nấu chín thực phẩm khi chế biến các món ăn sáng cho bà đẻ

Gợi ý thực đơn bữa ăn sáng cho bà đẻ trong 7 ngày

  • Thứ 2: Cháo gà, 1 cốc sữa, 1 miếng táo, sữa đậu nành
  • Thứ 3: Súp bí đỏ, bánh mì nướng và 1 ly sữa đậu nành
  • Thứ 4: Cơm rang thập cẩm, nước cam nguyên chất
  • Thứ 5: Phở bò, 1 quả chuối, sữa chua
  • Thứ 6: Bánh mì, trứng ốp la (ốp chín, không ăn trứng lòng đào), 1 ly sữa
  • Thứ 7: Cháo lươn hoặc cháo cá hồi 1 ly sữa đậu nành, 1 quả chuối
  • Thực đơn ăn sáng cho bà đẻ ngày Chủ nhật: Cháo thịt bò, 1 ly sữa, thanh long

 Mẹ có thể quan tâm:

Mẹ bầu nên chú trọng những chất dinh dưỡng nào?

Một số công thức nấu cháo dinh dưỡng trong thực đơn ăn sáng cho bà đẻ

1. Cháo cá hồi

Nguyên liệu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • 200g cá hồi phi lê
  • Gạo ngon
  • Hành lá, hành củ
  • Gia vị mắm, muối, tiêu

Cách chế biến

  • Gạo vo sạch cho vào nồi cho đến khi hạt gạo bung đều, sau đó nêm nếm cho vừa ăn.
  • Cá hồi rửa sạch, để ráo nước.
  • Hành tìm làm sạch vỏ, băm nhỏ rồi cho vào chảo phi thơm. Cho cá hồi vào đảo đều, khi cá chín thì dằm nhỏ.
  • Khi ăn múc cháo ra tô, bỏ cá hồi lên trên thêm một chút hành lá và tiêu.

2. Cháo gà

Nguyên liệu

  • Gà ta
  • Gạo ngon
  • Rau răm, hành lá cắt nhuyển, chanh, tiêu, muối, hạt nêm

Cách chế biến

  • Gà làm sạch, rửa với muối để rồi để ráo nước. Cho gà vào nồi đổ ngập nước, đun với lửa nhỏ.
  • Khi gà chín, vớt ra để nguội rồi xé thành miếng vừa ăn.
  • Nồi nước luộc sẽ được tận dụng để nấu cháo. Khi hạt gạo nở đều thì thêm gia vị cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.
  • Múc chao ra tô, thêm thịt gà xe, rau răm, hành lá, tiêu.

Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có một bữa ăn sáng cho bà đẻ đầy dinh dưỡng vừa tốt cho mẹ, vừa khỏe con.

Nguồn tham khảo: Chế độ dinh dưỡng bà mẹ đang nuôi con bú – Viện dinh dưỡng.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ