Thai phụ bổ sung nhiều axit folic có tốt không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bổ sung nhiều axit folic có tốt không cho sức khoẻ của thai phụ và sự phát triển của em bé? Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra? Mẹ có thể mắc phải lỗi này qua chế độ ăn không?

Khái niệm về axit folic

Axit folic là các dạng hòa tan trong nước, một trong những vitamin nhóm B, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh. Chúng còn có các tên gọi khác như:

  • Vitamin B9
  • Folacin
  • Folat (dạng anion)

Vì sao thai phụ cần bổ sung axit folic?

Hạn chế khuyết tật ống thần kinh

Axit folic thường được dùng dưới dạng bổ sung trong thai kỳ để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Khiếm khuyết ống thần kinh là dị tật bẩm sinh của não, cột sống hoặc tủy sống phát triển trong tháng đầu tiên của thai kỳ, thường là trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Nồng độ axit folic thấp trong thai kỳ có liên quan đến 50% khuyết tật ống thần kinh xảy ra ở thai nhi.

Phòng tránh bệnh thiếu máu

Axit folic đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tế bào máu cho cơ thểm, giúp tạo ra các tế bào mới, bao gồm hồng cầu.

Vì lý do đó, bổ sung axit folic trong thai kỳ cũng giúp ngăn được tình trạng thiếu máu, tránh xảy ra các trường hợp sảy thai, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai hoặc trẻ mới sinh ra mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu axit folic nghiêm trọng.

Ngăn chặn một số bệnh lý khác

Việc bổ sung axit folic còn được tin có hiệu quả trong việc ngăn ngừa:

  • Chứng rối loạn da và mắt mất trí nhớ, nghe kém do tuổi tác
  • Giảm dấu hiệu lão hóa, xương yếu (loãng xương), chân bồn chồn
  • Khó ngủ và giảm các triệu chứng trầm cảm
  • Đột quỵ
  • Huyết áp
  • Ngừa ung thư

Tìm hiểu về lượng phù hợp trước khi hiểu về nguy hại của việc bổ sung nhiều axit folic có tốt không

Trước khi bàn luận đến việc bổ sung nhiều axit folic có tốt không, chúng ta nên hiểu và biết về hàm lượng vừa đủ mà chị em cần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tất cả phụ nữ mang thai nên bổ sung ít nhất 400 microgam (mcg) axit folic đáng tin cậy mỗi ngày.

Uống axit folic sau khi phát hiện có thai nhiều lúc không đủ thời gian để phát huy tác dụng do nhiều phụ nữ không biết mình đang mang thai cho đến tận tuần thứ 6 hoặc hơn sau khi thụ thai. Dị tật ống thần kinh xảy ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ, và thường là trước khi thai phụ nhận ra mình đang mang thai.

Để đảm bảo đủ axit folic trong cơ thể để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, các chuyên gia luôn khuyến nghị phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc đang trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày.

Nếu chẳng may đã có một bé bị khuyết tật ống thần kinh, phụ nữ có thể cần liều lượng bổ sung axit folic cao hơn trong những tháng trước khi mang thai tiếp theo và trong vài tháng đầu của thai kỳ. Nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về liều lượng phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chị em cũng có thể cần bổ sung nhiều axit folic nếu:

  • Bị bệnh thận và đang chạy thận nhân tạo
  • Cơ thể đang bị bệnh hồng cầu hình liềm
  • Đang bị bệnh gan
  • Uống nhiều đồ uống có cồn hàng ngày
  • Đang dùng thuốc để điều trị bệnh động kinh, bệnh tiểu đường loại 2, vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, bệnh hen suyễn hoặc bệnh viêm ruột.

Vậy bổ sung nhiều axit folic có tốt không? Có bị tác dụng ngược và ảnh hưởng cực kỳ xấu đến em bé không?

Bổ sung nhiều axit folic có tốt không?

Khả năng nhiều chị em bổ sung nhiều axit folic hơn khuyến nghị có khả năng xảy ra. Nhưng nguyên nhân thường chỉ từ các sản phẩm nhân tạo như vitamin tổng hợp và thực phẩm tăng cường, chẳng hạn như ngũ cốc ăn sáng. Chúng ta hiếm khi, hay có thể nói là không thể bổ sung nhiều axit folic từ thực phẩm tự nhiên.

Lưu ý rằng không nên nạp quá 1.000 microgam axit folic mỗi ngày, trừ khi đây là chỉ định của bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bổ sung nhiều axit folic hơn cơ thể cần có thể che giấu các dấu hiệu thiếu máu, một cảnh báo sớm khi quá ít vitamin B12. Điều này có thể cho phép sự thiếu hụt B12 tiến triển đến mức gây ra lú lẫn, mất trí nhớ hoặc tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi đối với hệ thần kinh.

Một mối quan tâm khác khi bổ sung nhiều axit folic là nếu hệ tiêu hóa không thể chuyển hóa tất cả thành folate, thì axit folic sẽ đi vào máu và không thay đổi. Quá nhiều axit folic trong tuần hoàn có thể ngăn cản folate đi vào tế bào.

Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy nồng độ axit folic cao của thai phụ giúp giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ và cải thiện kết quả tâm thần ở trẻ em, nhưng một số khác lại cho thấy nồng độ axit folic không chuyển hóa cao trong máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhận thức thần kinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tạm kết

Hãy luôn chỉ bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với lượng phù hợp và qua chế độ ăn uống luôn được khuyến khích nhất. Nếu bổ sung dưới dạng vitamin tổng hợp, hãy hỏi ý kiến bác sĩ dù đây là sản phẩm dễ mua và không cần kê đơn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu