Biếng ăn tâm lý ở trẻ có nguy hiểm không? Bố mẹ cần phải làm gì?

Biếng ăn tâm lý phần lớn là do môi trường sống gây nên cho trẻ. Những lý do đó có thể là bé chuyển nhà, chuyển trường, trẻ bị thay đổi người chăm sóc, thay đổi món ăn, lịch ăn và cách cho ăn,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biếng ăn tâm lý ở trẻ có phải là điều các mẹ nên lo lắng? Biếng ăn tâm lý ở trẻ thật ra chỉ là một triệu chứng tạm thời. Các bác sĩ không coi đây là một bệnh. Tuy nhiên, khi trẻ gặp phải triệu chứng biếng ăn tâm lý, mẹ cần phải tìm cách khắc phục. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?
  • Những biểu hiệu của trẻ biếng ăn tâm lý
  • Trẻ biếng ăn phải làm sao? Bố mẹ cần làm gì?

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?

Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi trẻ biếng ăn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài của bé. Biếng ăn tâm lý phần lớn là do môi trường sống gây nên cho trẻ. Những lý do đó có thể là bé chuyển nhà, chuyển trường, trẻ bị thay đổi người chăm sóc, thay đổi món ăn, lịch ăn và cách cho ăn,…

Trẻ biếng ăn cần phải làm gì?

Cũng có một số nguyên nhân do biến cố như trẻ từng bị sặc thức ăn hoặc ăn nhầm thức ăn quá nóng nên sợ ăn, bố mẹ ép ăn… Việc trẻ biếng ăn tâm lý không phải là bệnh, bố mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ gặp phải vấn đề này. Biếng ăn tâm lý là một triệu chứng của tâm lý. Vì thế bố mẹ cần kiên nhẫn để có thể cùng con bước qua giai đoạn này.

Mẹ đã biết chưa?

Bên cạnh biếng ăn tâm lý, còn có 2 dạng là biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý. Trong đó biếng ăn sinh lý thường xuất hiện khi trẻ bước vào một giai đoạn biến đổi về thể chất, nó tuân theo chu kỳ phát triển tự nhiên, ví dụ như thời điểm trẻ mọc răng, tập lẫy, tập đi…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biếng ăn sinh lý chỉ diễn ra trong khoảng 1-2 tuần. Cơ thể trẻ sau khi đã thích nghi được với các giai đoạn chuyển đổi thì sẽ trở lại ăn uống bình thường.

Biếng ăn bệnh lý xảy ra khi trẻ bị bệnh khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn và có thể kéo dài hơn biếng ăn sinh lý.

Những biểu hiệu của trẻ biếng ăn tâm lý

  • Khi được cho ăn, bé lắc đầu, che miệng không muốn ăn
  • Quay mặt đi khi mẹ đút thức ăn
  • La, khóc, nôn mửa khi được cho ăn
  • Thường xuyên ngậm thức ăn mà không chịu nuốt
  • Trốn khi đến giờ ăn
  • Ăn rất ít và tỏ ra khó chịu khi ăn

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn tâm lý?

Phụ huynh cần phải kiên nhẫn để cùng bé vượt qua thời kỳ biếng ăn tâm lý của trẻ. Lúc này bố mẹ cần xác định nguyên nhân gây cho trẻ biếng ăn. Từ đó phụ huynh có thể loại bỏ tận gốc các yếu tố hay tác nhân gây ảnh hưởng. Dưới đây là một vài cách mà bố mẹ có thể tham khảo:

Khuyến khích trẻ vận động

Khi trẻ vận động sẽ giúp tiêu hao năng lượng nhiều hơn bình thường. Vì thế sẽ giúp bé nhanh đói và ăn ngon miệng hơn. Khoảng thời gian tối thiểu mà trẻ nên dành ra để vận động là 30 phút.

Vận động giúp trẻ nhanh đói và ăn ngon miệng hơn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bố mẹ đừng quên khuyến khích con vui chơi, vận động mỗi ngày. Bên cạnh đó, khi bé vận động nhiều sẽ giúp cho giấc ngủ của bé được ngon hơn. Trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh khi được vận động, ăn ngủ đầy đủ.

Không ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn

Phụ huynh không nên ép bé ăn những món bé không thích. Nếu bé chỉ thích ăn một số món nhất đinh, mẹ nên tiếp tục cho bé ăn.

Mẹ chỉ cần đảm bảo được đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Rồi từ đó, dần dần mẹ hãy bổ sung các món mới vào thực đơn. Điều này sẽ giúp cho bé không cảm thấy bỡ ngỡ và có thời gian làm quen với món mới.

Tạo hứng khởi cho bé trước khi ăn

Bố mẹ có thể tạo hứng khởi cho bé trước khi ăn bằng những câu chuyện vui, thú vị. Bố mẹ cũng có thể cùng con chơi một trò chơi tạo không khí vui vẻ, lấy được thêm niềm tin ở con mình.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn cần tạo cảm hứng để bé ăn ngon hơn

Cho trẻ ăn uống đúng giờ

Bố mẹ nên tập cho trẻ ăn uống đúng giờ. Mỗi bữa ăn không kéo dài quá 30 phút. Khi trẻ ăn, bố mẹ không nên bật tivi, không để đồ chơi gần con và không ăn rong. Lúc này sẽ tránh cho bé bị mất tập trung vào việc ăn uống.

Không ép bé ăn

Bố mẹ không nên tạo áp lực cho bé bằng việc ép bé ăn. Khi tạo áp lực cho bé sẽ chỉ làm bữa ăn của bé giống như cuộc chiến và tình trạng sợ ăn của bé ngày càng cao hơn. Chưa kể, khi ép bé, bé vừa khóc vừa ăn có thể bị sặc rất nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nấu đa dạng món ăn

Mẹ nên nấu đa dạng các món ăn để bé không cảm thấy nhàm chán. Ngoài ra, mẹ cũng nên nêm nếm theo khẩu vị bé, lưu ý không nên nêm đậm đà như khẩu vị của người lớn. Trường hợp bé chỉ chấp nhận ăn một số món yêu thích hoặc chỉ ăn đúng một kiểu chế biến của thức ăn, mẹ hãy tạo hình thức món ăn thật bắt mắt, để bé thấy mới lạ và có hứng thú muốn ăn thử.

Không cho bé ăn vặt trước 1-2 giờ

Bao tử của trẻ em còn nhỏ và đang trong quá trình phát triển. Vì vậy nếu bé được cho ăn vặt thì bé sẽ no và không còn muốn ăn bữa chính nữa.

Kết

Việc biếng ăn tâm lý ở trẻ em không phải là một chứng bệnh. Vì vậy bố mẹ đừng lo lắng mà hãy thật sự kiên nhẫn theo dõi để tìm ra các giải pháp khắc phục tình trạng này. Mẹ nên tắt TV, các thiết bị nghe nhìn để bé tập trung vào bữa ăn và cho bé ăn đúng lượng thức ăn bé cần, không so sánh lượng thức ăn giữa các bé với nhau. Mẹ có thể cho bé ăn từng bữa nhỏ để bé không cảm thấy sợ ăn mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cả ngày cho bé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ